![](<table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/15/14/them-mot-bep-an-ban-tru-tieu-chuan-nhat-ban-o-tp-hcm.jpg) |
“Bếp ăn mẫu bán trú” tại trường tiểu học Phan Đình Phùng khánh thành ngày 14/3 |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Nho Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trong hơn 10 năm qua, dự án Bữa ăn học đường đã mang đến cho hàng triệu học sinh trên toàn quốc những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng. Hơn thế nữa, học sinh được giáo dục về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông qua chương trình "3 phút thay đổi nhận thức". Đây thực sự là những kiến thức thiết thực giúp các em nâng cao hiểu biết và thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn.”
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/15/14/them-mot-bep-an-ban-tru-tieu-chuan-nhat-ban-o-tp-hcm-1.jpg) |
Ông Nguyễn Nho Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi lễ. |
“Bếp ăn mẫu bán trú” tại trường tiểu học Phan Đình Phùng được xây dựng với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, 1 tỉ 690 triệu đồng đến từ chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM. Hội Phụ huynh học sinh trường tiểu học Phan Đình Phùng cũng đóng góp gần 1 tỷ 350 triệu đồng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/15/14/them-mot-bep-an-ban-tru-tieu-chuan-nhat-ban-o-tp-hcm-2.jpg) |
Các đại biểu tham quan căn bếp mẫu hơn 3 tỷ đồng |
Công ty Ajinomoto Việt Nam - đơn vị khởi xướng dự án - phụ trách công tác tư vấn, đào tạo nhân sự có liên quan để vận hành bếp ăn mẫu theo quy trình chuẩn bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/15/14/them-mot-bep-an-ban-tru-tieu-chuan-nhat-ban-o-tp-hcm-3.jpg) |
Bếp được thiết kế, trang bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm |
Căn bếp được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao hiệu suất hoạt động của bếp ăn: từ quy tắc một chiều cho khâu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến thành phẩm và vệ sinh sau bữa ăn với hướng dẫn rõ ràng ở mỗi công đoạn; đến thiết kế bếp phân chia theo từng khu vực riêng biệt với quy định trang phục khác nhau ở từng khu và dụng cụ làm việc được đánh dấu theo màu sắc, giúp toàn bộ quy trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn.
Ngoài ra, bếp được xây dựng tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác; trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết và hiện đại như hệ thống bếp “niêu tay quay” và nồi hầm với công suất gấp 2 - 3 lần bếp ăn thông thường, hệ thống vòi nước di động cấp nước nhanh đến từng khu vực, xe đẩy trung chuyển,… giúp giảm thiểu nhiều thao tác nặng trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.
Theo ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, đến nay, dự án Bữa ăn Học đường đã được triển khai đến hơn 4.200 trường tiểu học tại 62 tỉnh thành trên cả nước. Công ty Ajinomoto Việt Nam cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ để duy trì và nâng cao hiệu quả trong việc triển khai dự án, từ đó tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào cải thiện sức khỏe, tầm vóc của thế hệ tương lai và sự phát triển của Việt Nam.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/15/14/them-mot-bep-an-ban-tru-tieu-chuan-nhat-ban-o-tp-hcm-4.jpg) |
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ kế hoạch của Dự án Bữa ăn học đường trong tương lai |
Mô hình “Bếp ăn mẫu bán trú” tại trường tiểu học Phan Đình Phùng được kì vọng hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác bán trú, mang lại những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng áp dụng theo Phần mềm dự án. Hơn hết, bếp ăn mẫu sẽ tạo điều kiện để các trường tiểu học và các tổ chức giáo dục tại TP.HCM cũng như khu vực miền Nam đến tham quan, học tập và áp dụng phù hợp với thực tế của từng nơi, góp phần chuẩn hóa các bếp ăn hiện tại, từ đó thúc đẩy dự án Bữa ăn học đường trên cả nước.
Thanh Ngọc
" alt="Thêm một bếp ăn bán trú tiêu chuẩn Nhật Bản ở TP.HCM"/>
Thêm một bếp ăn bán trú tiêu chuẩn Nhật Bản ở TP.HCM
Hà Giang là một trong những tỉnh thành miền núi phía Bắc hiện đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Trong đó, việc thiếu thốn trang bị và cơ sở vật chất được coi là thách thức cho các thầy cô giáo “cõng” chữ lên non.Với mong muốn góp phần nâng cao cơ sở vật chất giáo dục tại địa phương, Quỹ Toyota Việt Nam đã hỗ trợ nâng cấp điểm trường Tìa Sính thuộc trường mầm non Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang bao gồm: 2 phòng học tiêu chuẩn dành cho học sinh mầm non, 1 nhà vệ sinh cho học sinh và 1 phòng công vụ kèm khu vệ sinh cho giáo viên.
Công ty More Production Việt Nam - đối tác của Quỹ Toyota Việt Nam, đồng hành tài trợ cho trường mầm non Lũng Chinh kệ sách truyện đặt trong các phòng học với nhiều sách truyện ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Tại buổi lễ, Toyota Việt Nam cũng tặng quà, đồ dùng học tập cho các em học sinh tại trường.
Trước đó, từ năm 2019, Quỹ Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng 3 điểm trường thuộc trường Tiểu học Chiềng Sơ, trường Tiểu học Háng Đồng A, trường PTDT Bán trú Tiểu học Nậm Chà. Đây là những điểm trường rất khó khăn tại tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam chia sẻ: “Thông qua hoạt động ý nghĩa này, Quỹ Toyota Việt Nam hy vọng sẽ hỗ trợ trẻ em vùng cao có điều kiện học tập tốt hơn. Từ đó, các em có thể trau dồi kiến thức và nuôi dưỡng ước mơ để thay đổi tương lai của chính mình cũng như trở thành công dân tốt cho xã hội”.
Kể từ khi thành lập, với mục tiêu “mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng sở tại”, Quỹ Toyota Việt Nam không ngừng nỗ lực đóng góp tích cực cho xã hội trên các lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực, An toàn Giao thông, Bảo vệ Môi trường và Y tế.
Đặc biệt, trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh hoạt động xây dựng điểm trường, Quỹ Toyota Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình như: Học bổng “Vòng tay nhân ái” hỗ trợ con em của các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, Dự án nước sạch cho trường tiểu học và Học bổng dạy nghề Toyota dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Website: http://www.toyota.com.vn
Minh Ngọc
" alt="Toyota hỗ trợ xây trường mầm non cho trẻ nghèo ở Hà Giang"/>
Toyota hỗ trợ xây trường mầm non cho trẻ nghèo ở Hà Giang
Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm với với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.Cùng đó, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao. Tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp thực tiễn.
Điểm nhấn của sự kiện là Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV_STARTUP) được tổ chức trên quy mô toàn quốc với 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường THCS, THPT tham gia. Cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên từ 12-24 tuổi. Ban Tổ chức đã chọn ra 70 dự án xuất sắc nhất vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/26/16/thu-tuong-can-dua-giao-duc-ve-khoi-nghiep-sang-tao-vao-nha-truong-o-cac-cap-hoc.jpg) |
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các gian hàng |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rất vui khi chứng khiến khí thế sôi nổi mạnh mẽ, đổi mới của ngày hội khởi nghiệp.
Thủ tướng cho hay, vấn đề khoa học phải xuất phát, bám sát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo và đánh giá từ kết quả thực hiện thực tiễn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ông nhấn mạnh, kinh nghiệm cho thấy các quốc gia, doanh nghiệp và từng cá nhân muốn phát triển phải không ngừng đổi mới sáng tạo. Do đó, bắt buộc chúng ta phải đổi mới sáng tạo, phát triển từ cơ sở khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhìn nhận, Việt Nam là một nước xuất phát điểm chậm hơn so với các nước khác về khởi nghiệp, về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, môi trường pháp lý còn nhiều điểm vướng mắc. Sự gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp còn hạn chế, còn có khoảng cách, rời rạc.
Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức về kỹ năng, sự sáng tạo, khát vọng và chưa chú trọng phát triển năng lực đặc thù của học sinh, sinh viên.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/26/16/ngay-hoi-khoi-nghiep-1317.jpg) |
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV. |
Để phong trào khởi nghiệp chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn cả về chất và lượng, Thủ tướng cho rằng cần coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị chứ không phải nhiệm vụ của riêng một ban, bộ ngành, địa phương nào.
“Nhà trường và các thầy cô phải là người truyền cảm hứng, truyền lửa để học sinh, sinh viên xác định rõ mục tiêu, thay đổi tâm thế sau khi ra trường bằng việc dựa vào đổi mới sáng tạo, kiến thức của mình.
Đồng thời cần khuyến khích sinh viên có những sáng kiến, đổi mới sáng tạo, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, những đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể thương mại hóa, áp dụng vào thực tế, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội”.
Thủ tướng nói, muốn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cần phải biết chấp nhận rủi ro. “Đổi mới sáng tạo có nhiều rủi ro lắm. Nhưng cái rủi ro lớn nhất chính là không dám chấp nhận rủi ro, chưa làm đã sợ thất bại, không dám làm”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, muốn có khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì phải có giáo dục đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách, ưu đãi, bố trí nguồn vốn, khuyến khích chuyển giao công nghệ,...
Ông cũng cho rằng cần đưa giáo dục về khởi nghiệp sáng tạo vào nhà trường không chỉ ở bậc đại học, sau đại học mà từ các cấp học.
“Lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực cho sự đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ cách nghĩ, cách làm đến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, truyền cảm hứng, trong đó, lý thuyết phải gắn chặt với thực tiễn, thực hành. Đổi mới mạnh mẽ tư duy từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất toàn diện; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tạo môi trường khởi nghiệp, khả năng sáng tạo cho học sinh, sinh viên”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường sáng tạo cho học sinh và sinh viên.
Thủ tướng cũng lưu ý việc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện thể chế, có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường, giảng viên, sinh viên. “Đầu ra cho các sản phẩm đổi mới sáng tạo rất cần, đề nghị các bộ các ngành nghiên cứu cơ chế chính sách để có đầu ra cho các sản phẩm, bởi đổi mới sáng tạo mà không ra sản phẩm, không được thương mại hóa thì không thúc đẩy, truyền cảm hứng thiết thực”.
Thanh Hùng
![Nam sinh từ chối lương 6.000 USD để khởi nghiệp, giờ ra sao?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/25/20/tu-nam-sinh-choi-muc-luong-6-000-usd-den-top-nguoi-duoi-30-tuoi-noi-bat-2022.jpg?w=145&h=101)
Nam sinh từ chối lương 6.000 USD để khởi nghiệp, giờ ra sao?
6 năm qua Lê Yên Thanh đã đi một hành trình dài. Bỏ qua mức lương 6.000 USD khi còn là sinh viên, Thanh bảo mình chưa bao giờ hối hận vì quyết định từ chối con đường đến nước Mỹ.
" alt="Thủ tướng: Cần đưa giáo dục về khởi nghiệp sáng tạo vào các cấp học"/>
Thủ tướng: Cần đưa giáo dục về khởi nghiệp sáng tạo vào các cấp học