Nhiều người có thói quen đặt nhiệt độ trong phòng thấp. Thói quen này vừa không tốt cho sức khỏe lại vừa lãng phí điện năng. Khi bạn đặt nhiệt độ quá thấp điều hòa sẽ phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ở mức đã định. Ngoài ra cơ thể bạn cũng sẽ khó thay đổi kịp khi bạn ra vào phòng điều hòa đặt nhiệt độ quá thấp, dễ dẫn đến tình trạng “sốc nhiệt”.
Lời khuyên là chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.
Ngoài ra, cũng nên lưu ý, sau bước khởi động máy, bạn không nên chọn nhiệt độ quá thấp cho điều hòa. Nhiệt độ càng thấp sẽ khiến máy càng phải đẩy hoạt động của động cơ lên cao hơn, điện năng tiêu thụ cũng nhiều hơn.
Đừng sử dụng nút Bật/Tắt liên tục
![]() |
Nếu có thói quen ra khỏi phòng là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện hay bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại.
Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng. Ngoài ra, việc ngắt điện vào máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.
" alt=""/>5 cách dùng điều hòa nhiệt độ tiết kiệm điện nhấtKiếm một công việc tốt là một điều khó, nhưng để bước chân vào những công ty có tên tuổi, chẳng hạn như Facebook thì là cả một vấn đề, thậm chí một số người còn cho rằng đây là điều không thể.
Tuy nhiên, bạn đừng nên nản lòng. Chỉ cần biết chính xác bạn đang phải đương đầu với điều gì, thì bạn vẫn có cơ hội nằm trong danh sách nhân viên của mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
Trong một bài phỏng vấn với Giám đốc bộ phận tuyển dùng toàn cầu của Facebook, bà Miranda Kalinowski và Phó Chủ tịch mảng con người, bà Lori Goler, phóng viên trang Business Insider đã có cơ hội tìm hiểu về tính chất của những cuộc phỏng vấn tuyển dụng ở công ty.
Bà Kalinowski cho biết quy trình tuyển dụng có thể khác nhau, dựa theo nhóm mà bạn được tuyển vào. Thế nhưng dù là tuyển vào đâu, bà cũng nhấn mạnh rằng Facebook tuyển dụng những cá nhân thông qua rất nhiều kênh, bao gồm các trang nghề nghiệp của công ty, hội chợ việc làm tại các trường đại học, hội thảo và thậm chí là cả những TED Talks. [TED Talks là những bài diễn thuyết mang tính truyền cảm hứng được ghi lại tại các sự kiện của tổ chức phi lợi nhuận TED – PV]
Nhìn chung, các nhà tuyển dụng ban đầu sẽ xem xét các thông tin cơ bản của bạn trên điện thoại để đảm bảo rằng bạn thực sự là một ứng viên. Nếu như bạn tỏ ra là một ứng viên triển vọng, họ sẽ gọi cho bạn để thực hiện một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, tập trung vào các kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
" alt=""/>Có bí quyết này xin việc ở Facebook không còn là 'chuyện không tưởng'