当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo U19 Slovakia vs U19 Ukraine, 17h00 ngày 21/11 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Chivas Guadalajara vs Puebla, 08h05 ngày 16/4: Khách buông xuôi
Trong điện thoại, cô bé nghẹn ngào phân trần: “Do thấy mẹ bệnh nặng mà không có đồ để thay, em lấy hết dũng cảm để đặt cho mẹ bộ đồ mới, rồi bán ve chai trả tiền nhưng chỉ mới được 30 ngàn”.
Nghe đến đó, chủ shop bán hàng online đã bật khóc và gọi cho shipper nhờ gửi tặng cô bé bộ đồ đã đặt mua cho mẹ. Đồng thời, người này còn mượn của shipper 1 triệu đồng để hỗ trợ cho cô bé.
Nữ sinh đặt hàng online trên là Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).
Một ngày giữa tháng 12, chúng tôi tìm đến đội 3, thôn Tường Sơn, xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Ngôi nhà của gia đình em Phan Thị Ca đã cũ kỹ, xuống cấp nằm sâu trong một hẻm nhỏ giữa cánh đồng lúa mênh mông.
Bên trong ngôi nhà chỉ có những vật dụng đơn sơ. Trên chiếc giường đặt cạnh cửa ra vào, bà Phạm Thị Lan (40 tuổi, mẹ em Ca) oằn mình đau đớn vì bệnh.
Em Ca cho biết, căn bệnh này của mẹ em xuất hiện cách đây 4 năm khiến mẹ rất đau đớn, cần phải uống thuốc duy trì. Cách đây hơn 10 ngày, mẹ của Ca phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Phù Cát.
Những ngày bà Lan nằm viện, mưa kéo dài, áo quần giặt không kịp khô, bà Lan phải mặc liên tục một bộ đồ trên giường bệnh khiến cô con gái xót thương.
“Mẹ nằm viện đau đớn còn phải mặc mãi một bộ đồ khiến em rất xót xa. Sau khi lên mạng tìm hiểu, thấy cô Lê Thị Quỳnh Nha bán quần áo online, em đã đặt một bộ quần áo cho mẹ với giá 90 ngàn đồng.
Em dự định trong thời gian đó sẽ đi nhặt ve chai để trả tiền đồ cho cô. Nhưng em nhặt chưa kịp, chỉ mới bán mới được 30 ngàn, họ đã đến giao hàng. Em không biết phải làm sao nên mới phải từ chối nhận hàng và gọi điện xin lỗi cô”, em Ca nghẹn ngào kể lại.
Chị Lê Thị Quỳnh Nha, chủ shop online kể, lúc nghe bé “bom” hàng, chị định mắng. Nhưng khi nghe bé Ca nghẹn ngào nói phải đi nhặt ve chai gom tiền mua quần áo cho mẹ bị bệnh nằm viện, chị khựng lại vì xúc động.
“Tim tôi như thắt lại sau khi nghe câu chuyện của bé Ca. Lúc này tôi chỉ nghĩ, bé Ca cũng chỉ bằng tuổi con mình, đang ở giai đoạn vô lo vô nghĩ nhưng đã phải chịu khổ cực. Tôi rất mến phục bé Ca, cháu còn nhỏ nhưng rất giàu tình thương, có lòng hiếu thảo, biết suy nghĩ lo lắng cho cha cho mẹ. Trong giây phút đó, tôi đã quyết định nhờ shipper gửi tặng bộ quần áo đó cho mẹ em Ca và mượn shipper 1 triệu đồng để hỗ trợ cho gia đình em Ca”, chị Nha nói.
Gia đình Ca có 4 anh chị em, trên em Ca còn có một người anh và dưới em còn có hai em gái nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học. Theo ông Phan Văn Ta (45 tuổi, cha em Ca), bao nhiêu năm nay chủ yếu làm nông và một số công việc làm thêm để vừa lo lắng, vừa kiếm tiền chạy chữa cho vợ.
Ngày bà Lan nhập viện, ông Ta đang làm thuê ở TP.HCM không về kịp. Khi clip lan truyền trên mạng xã hội, ông Ta mới biết chuyện con đi nhặt ve chai để mua đồ cho mẹ.
“Ngày mẹ bé Ca nhập viện, tôi đang đi làm không về kịp nên không biết chuyện. Tôi xem clip trên mạng vừa xúc động nghẹn ngào vừa xót xa. Con còn quá nhỏ...”, ông Ta nghẹn lòng.
Ông Nguyễn Kế Sinh, Chủ tịch UBND xã Cát Tường, xác nhận, gia đình ông Ta, bà Lan thuộc diện hộ nghèo của xã. Từ nhiều năm nay bà Lan đau ốm, gia đình chạy chữa rất nhiều nơi dẫn đến kinh tế kiệt quệ.
“Hiện gia đình ông Ta, bà Lan rất khó khăn. Chúng tôi cũng kêu gọi vận động bà con chung tay đóng góp hỗ trợ kinh phí cho gia đình nhưng cũng chỉ được phần nhỏ. Tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình cháu để gia đình cháu vượt qua khó khăn, mẹ cháu có thể chữa bệnh”, ông Sinh nói.
Diễm Phúc
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Chiều 26/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 và công tác chỉ đạo quản lý dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học.
Tại hội nghị, về phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 sắp tới, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết trước đó Sở đã có văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh năm học 2020-2021, giữ nguyên phương án tuyển sinh như năm học 2019-2020 với 4 môn thi.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngày thi sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố tùy theo tình hình dịch và theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Môn thi thứ tư sẽ được công bố trước 2 tháng sau khi có ngày thi chính thức.
Ông Phạm Văn Đại đề nghị giáo viên, học sinh yên tâm học đều các môn bởi nội dung thi sẽ nằm trong chương trình tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến công bố vào cuối tháng 3/2020
Cũng tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng việc dạy và học trên truyền hình , qua Internet là trách nhiệm của toàn ngành đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ sớm lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí do một số nhà tài trợ có uy tín hỗ trợ để triển khai giảng dạy tại các trường.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục và trường học thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai việc khai báo y tế, nắm bắt tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, học sinh và thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày, nếu có vấn đề đột xuất cần báo cáo ngay.
Ông Chử Xuân Dũng đề nghị toàn ngành tích cực, chủ động ủng hộ bằng tinh thần và vật chất đối với những người đang tham gia chống dịch ở tuyến đầu.
Các trường cần tiếp tục nắm bắt, quán triệt xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt, không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của đất nước, đồng thời vận động phụ huynh học sinh không đưa những thông tin thất thiệt vào các nhóm mạng xã hội gây hoang mang.
Về việc dạy và học trên truyền hình và qua Internet, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của một số trường trên địa bàn thành phố đã triển khai dạy học trực tuyến ngay từ khi học sinh phải nghỉ học do dịch COVID-19.
Ông Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị cần thống nhất về mặt nhận thức trong triển khai các giải pháp phù hợp giai đoạn hiện nay.
Ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: "Cần coi đây là trách nhiệm của toàn ngành đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh. Các trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể về việc dạy học qua Internet và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Sở. Sở sẽ sớm có văn bản hướng dẫn về cách đánh giá học sinh thường xuyên, định kỳ và cuối kỳ."
![]() |
Học sinh tại Hà Nội học bài qua truyền hình. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) |
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục đều cho rằng việc dạy học qua truyền hình và qua Internet là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Cách làm này một mặt giúp học sinh củng cố kiến thức, tiếp thu bài học mới, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông, mặt khác giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin, rèn luyện, từng bước nâng cao năng lực tự học của học sinh đối với việc học qua Internet và trên truyền hình.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy (Hà Nội) Phạm Ngọc Anh cho biết, 81% học sinh Tiểu học và 92% học sinh Trung học Cơ sở trên địa bàn tham gia học trực tuyến, gần 100% học sinh học trên truyền hình.
Các trường đã chỉ đạo giáo viên cùng theo dõi chương trình để giao bài tập sát, đồng bộ với cả hai hình thức. Quận Cầu Giấy đã chi 200 triệu đồng để cài đặt phần mềm họp trực tuyến cho toàn bộ 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn. Do đó, các cuộc họp giao ban, trao đổi chuyên môn không bị gián đoạn do dịch bệnh.
Đại diện Trường Trung học Cơ sở-Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trường đã sử dụng bộ công cụ Office 365 cho công tác giảng dạy từ 2 năm trước. Do đó, nhà trường hoàn toàn chủ động giải quyết các vấn đề học sinh phải nghỉ học do dịch.
Đại diện Trường Trung học Phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng khẳng định nhiều phụ huynh rất đồng tình với việc dạy học qua Internet và trên truyền hình.
Tuy nhiên, một số trường của các huyện Thanh Oai, Thanh Trì có tỷ lệ học sinh tham gia học qua Internet còn chưa cao, chỉ từ 70-80%, tỷ lệ học trên truyền hình đạt 90-95%.
Tại các địa phương này, nhiều gia đình học sinh còn chưa có điều kiện về mặt cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu học trực tuyến, có gia đình không lắp đặt Internet, có gia đình không có điện thoại thông minh, thậm chí có gia đình không có tivi.
Về những khó khăn này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang đề nghị các đơn vị giáo dục tìm giải pháp tháo gỡ bằng các hình thức linh hoạt để không có một học sinh nào bị bỏ rơi, không tiếp thu được kiến thức trong thời gian nghỉ học.
Theo Nguyễn Cúc (TTXVN/Vietnam+)
- Đến thời điểm này, môn thi thứ 4 vào lớp 10 vẫn chưa được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố khiến học sinh và phụ huynh cảm thấy khá áp lực.
" alt="Hà Nội đề nghị giữ nguyên phương án tuyển sinh lớp 10 với 4 môn"/>Hà Nội đề nghị giữ nguyên phương án tuyển sinh lớp 10 với 4 môn
Cảnh giác với “lòng tốt” của xe ôm và cò xe ở bến xe ngày tết (Ảnh: LangBiang) |
Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát
Để giữ chân cán bộ y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 05 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức y tế. Trong đó, áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề từ 40-70% lên 100% đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng, y tế cơ sở, áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Bộ Y tế cũng nghiên cứu xây dựng quy định về tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế, đảm bảo nguồn lực tự chủ hoạt động của các bệnh viện công lập. Theo Bộ Y tế, tính đúng, tính đủ, kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế làm cơ sở khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế tăng cường cung ứng dịch vụ có chất lượng, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức y tế, nhất là tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên.
Bộ Y tế cũng đề nghị Chính phủ có chính sách chưa thực hiện giảm biên chế sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cho phép tăng định mức số lượng người làm việc tối thiểu tại trung tâm y tế huyện, tại trạm y tế xã...
Một giải pháp nữa là cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế; Mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc, nhằm cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân; Tổ chức hình thức đối trực tiếp giữa lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh và người lao động để kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng.
Tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế góp phần tăng thu nhập nhân viên
Tôi là người nhịn tương đối tốt
- Nghĩa trong 'Món quà của cha' được nhận xét là không khác gì các vai diễn trước của Tuấn Tú khi một lần nữa lép vế với gia đình vợ. Với anh, điểm khác biệt và khó của vai này là gì?
Tóm tắt ban đầu về nhân vật Nghĩa khiến nhiều người nghĩ anh ta không khác gì Duy Anh của Anh có phải đàn ông không.Nhưng khi xem phim khán giả sẽ thấy vai diễn này hoàn toàn khác, không chút gì liên quan đến nhân vật trước của Tuấn Tú. Nghĩa là vai khó về mặt tâm lý, nội tâm. Anh ta không phải nhân vật quá hèn yếu, nhu nhược để sống cảnh "chó chui gầm chạn" mà có ý chí vươn lên do xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với nhà vợ.
- Hai vai diễn gần nhau đều là nhân vật bị yếu thế so với nhà vợ, anh làm thế nào để không bị so sánh?
Đây là thách thức rất lớn. Trước khi quayMón quà của cha,Tú ngồi với đạo diễn và quay phim để tính toán làm thế nào cho nhân vật khác đi và khán giả thấy Nghĩa phải đứng giữa sự chỉ trích của cả hai bên gia đình.
Một bên Nghĩa rất thương các em ruột, một bên yêu vợ con. Chỉ có điều mẹ vợ Nghĩa đồng bóng và luôn động chạm con rể khiến anh khó xử dù được bà hỗ trợ nhiều về vật chất. Tú thấy khó diễn nhất ở điểm này khi làm thế nào để khán giả thấy Nghĩa là người có ý chí vươn lên nhưng lại bị mắc kẹt với bà mẹ vợ tính khí bất ổn.
Càng về sau Nghĩa càng gây bất ngờ vì rơi vào nhiều hoàn cảnh khó khăn mà anh ấy phải tự giải thoát cho mình. Đọc kịch bản xong, Tú đã thấy rất hợp và thích nhân vật này.
Nghĩa có điểm nào giống với Tuấn Tú ngoài đời? Dường như có một điểm chung là cả anh ngoài đời hay nhân vật trên phim đều tôn trọng vợ và có phần nín nhịn?
Đúng vậy! Ngoài đời Tú cũng là người hay nhịn và cố gắng giữ hòa khí trong gia đình chứ không thích ầm ĩ. Khi đóng vai Nghĩa, Tú thấy hình ảnh bản thân trong đó. Mà Tú nghĩ nếu làm thế để cho gia đình êm ấm thì quá tốt. Mình nên nhịn một chút nhưng đổi lại người phụ nữ bên cạnh phải biết điều, thông cảm và hiểu chồng. Ngoài ta, họ cũng phải biết nhường nhịn và vun vén cho tổ ấm.
Luôn báo cáo trước với vợ mỗi lần đóng cảnh nóng
- Anh nói vợ cũng là người biết nhịn và thông cảm cho công việc của chồng. Tuy nhiên với 'Món quà của cha', mới đầu phim đã có cảnh khá nóng giữa anh và Hương Giang, hay như Tú tiết lộ có cảnh thân mật với bạn diễn Lưu Huyền Trang trong 'Nhà mình lạ lắm'. Không có bà vợ nào thoải mái vì chuyện này dù cảm thông đến mấy. Anh xử lý tình huống đó như thế nào?
Nếu xác định lấy chồng diễn viên người vợ phải hiểu một phần công việc chúng tôi làm. Tú luôn cố gắng làm việc chuyên nghiệp nhất. Những đụng chạm bắt buộc phải làm nhưng ở mức độ nhẹ nhàng sẽ phù hợp với lứa tuổi của tôi.
Ở tuổi trung niên tôi cũng không thể đóng cảnh nóng như các hotboy được. Thêm nữa tôi luôn cố gắng giữ khoảng cách an toàn với bạn diễn. Khi diễn đương nhiên phải đặt tình cảm vào nhân vật nhưng sau đó chúng tôi chỉ là bạn bè.
Tú chọn cách giải thích rất dễ hiểu cho vợ. Sau mỗi buổi quay có cảnh nhạy cảm, tôi thường báo trước với vợ một câu rằng tập này có cảnh nóng và đã thực hiện ra sao. Vợ Tú nói: "Ối giời ơi thế có vấn đề gì không? Có va chạm gì không?". Tôi đáp: "Không, nhẹ nhàng thôi vì đó là phim".
Chính vì thế khi phim phát sóng cô ấy dễ đón nhận hơn. Còn tất nhiên không thể cấm người ta xem đâu. Nếu tắt tivi cũng có nhiều cách khác nên tốt nhất là đừng giấu nên công khai chuyện đó.
- Nhưng cũng không tránh khỏi thái độ khác ngày thường của vợ khi phát sóng cảnh tình cảm của chồng?
Chỉ thái độ một chút lúc đó thôi nhưng tôi nghĩ nếu người đàn ông khéo léo câu chuyện trở nên vui vẻ và nhẹ nhàng. Làm nghệ thuật mà lấy vợ không cùng nghề sẽ rất khó nhưng Tú vẫn đang nỗ lực để vợ hiểu tất cả chỉ là công việc. Tú luôn cố gắng giữ thái độ chuyên nghiệp nhất với các bạn diễn.
- Tuấn Tú từng nói khi quay lại đóng phim, vợ đặt ra nguyên tắc chồng không được đóng cảnh nóng hay quá thân mật. Cá nhân anh cũng tự đặt ra ranh giới với bạn diễn để vừa làm nghề tốt, vừa không làm người bạn đời phật ý. Nguyên tắc này đến giờ có thay đổi?
Khi quay lại đóng phim, Tú nói với các đạo diễn giờ đã là trung niên nên muốn đóng những vai chín chắn, đĩnh đạc hơn chứ không thể đóng cảnh nóng như các bạn trẻ phải cởi trần trên màn ảnh. Thứ hai là mình còn có gia đình. Quy tắc đó tôi đặt ra từ những ngày đầu và không có gì thay đổi.
Những cảnh tình cảm quá chân thực như trong phim điện ảnh Tú giờ khó có thể làm được. Nhưng phải nói là nhiều cảnh phim tưởng nóng nhưng thực tế ở ngoài không có gì. Kỹ thuật làm phim giúp các diễn viên không phải va chạm với nhau nhiều. Tôi cũng không thích cảnh động chạm với bạn diễn nữ. Và quan trọng bây giờ mình phải diễn tốt nội tâm.
Ví dụ diễn ánh mắt hai người trao nhau cũng có thể giúp khán giả thấy đôi vợ chồng đó dành tình cảm cho nhau, không nhất thiết phải lên giường úp cái chăn vào như ngày xưa đâu. Cách đó cũ quá rồi.
Quy tắc tôi vẫn giữ nhưng sẽ có kỹ thuật và cách diễn riêng để cảnh nóng không còn nóng ngoài đời thực mà chỉ nóng trên phim thôi. Thêm nữa làm phim cho VTV cũng khiến các diễn viên như tôi yên tâm vì chắc chắn không có gì đi quá giới hạn.
- Đóng phim liên tục và còn làm MC, có nghĩa thời gian cho gia đình sẽ ít hơn. Làm thế nào để anh duy trì sự hiện diện ở tổ ấm của mình, nhất là khi con trai thứ hai mới tròn 1 tuổi?
Tú luôn có một quy tắc là làm việc xong dù muộn đến mấy cũng về nhà. 31 ngày quay phim liên tục ở Tam Đảo chưa một đêm nào Tú ngủ lại. Nếu ở quá xa và không bay về kịp thì thôi nhưng nếu còn cơ hội dù là nửa đêm Tú cũng cố gắng thu xếp.
Còn nhớ sau khi kết thúc 31 ngày quay ở Tam Đảo, con trai ngơ ngác hỏi sao bố đi đâu suốt 1 tháng nay dù ngày nào tôi cũng về. Bởi đi quay sớm và về nhà khi con đã ngủ nên các bé không thấy bố. Cậu con trai thứ hai lúc tôi đi quay mới mấy tháng tuổi nên sau này nhìn thấy bố là khóc vì lạ.
Dù về muộn nhưng bà xã thường cố thức đợi hoặc tỉnh dậy nói vài câu chuyện diễn ra trong ngày để hai vợ chồng gắn kết với nhau hơn. Về nhà hàng ngày sẽ vất vả hơn nhưng làm vợ bớt đi phần nào trạng thái căng thẳng sau sinh nên tôi cảm thấy rất mãn nguyện.
Tuấn Tú trong phim 'Món quà của cha':
Tuấn Tú thông báo trước cảnh nóng với vợ, 1 tháng quay xa đêm vẫn về với vợ con
Cảnh báo đến người dùng Internet Việt Nam về lỗ hổng bảo mật mới trong Microsoft Windows, chuyên gia hướng dẫn, người dùng cần kiểm tra xem phiên bản Windows mình đang sử dụng có trong danh sách các phiên bản bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng không CVE-2021-40444 hay không.
Nếu có, người dùng cần thực hiện các biện pháp khắc phục là vô hiệu hóa Active Controls và chờ đến lúc có bản vá lỗ hổng mới này từ Microsoft, đồng thời sử dụng Microsoft Defender Antivirus và Microsoft Defender for Endpoint để có thể hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn lỗ hổng.
“Hiện chưa có thông tin bản vá cho lỗ hổng bảo mật CVE-2021-40444 từ Microsoft. Tuy nhiên, các phần mềm Microsoft Defender Antivirus và Microsoft Defender for Endpoint đều có khả năng phát hiện và ngăn chặn lỗ hổng này. Vì thế, người dùng nên cập nhật các sản phẩm chống phần mềm độc hại”, chuyên gia NCSC khuyến nghị.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý thêm, để bảo mật và tránh bị tấn công, người dùng không nên mở hay tải về các tài liệu, tập tin... mà mình không mong muốn hay không biết.
“Đừng bị cám dỗ để xem nội dung chỉ vì một email hoặc một tài liệu phù hợp với sở thích, công việc hoặc nghiên cứu hiện tại của bạn. Điều đó không chứng minh rằng, người gửi thực sự biết bạn hoặc họ có thể đáng tin cậy theo bất kỳ cách nào - vì thông tin cá nhân của bạn có thể được công khai thông qua trang web cơ quan của bạn hoặc các bài đăng trên mạng xã hội của riêng bạn”, chuyên gia NCSC khuyến cáo.
Trong tháng 8, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận 1.148 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, gồm 182 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 230 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 736 cuộc tấn công cài mã độc (Malware). Cũng trong tháng 8, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) là 1.089.637 địa chỉ, giảm 45,89% so với cùng kỳ tháng 8 năm ngoái.Nguy cơ người dùng Microsoft Office bị tấn công mạng qua lỗ hổng mới trên Windows