Soi kèo phạt góc Southampton vs Newcastle, 3h ngày 25/1
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/9a499316.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Mazatlan vs Tijuana, 10h00 ngày 17/4: Đội khát thắng sẽ thắng
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2015 vào ngày 14/11/2016, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho hay, định hướng phát triển trong thời gian tới, VNPT sẽ tái cấu trúc khối CNTT theo hướng xây dựng một đơn vị mạnh, tập trung tại Tập đoàn để phát huy các nguồn lực và phát triển mảng dịch vụ CNTT. “Đơn vị này sẽ trực thuộc Tập đoàn giống như VNPT-Net hiện nay”, ông Long nói.
Khi thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 1, VNPT có thành lập Trung tâm VNPT Soft trực thuộc Tổng công ty VNPT-VinaPhone để phát triển mảng dịch vụ CNTT. Sở dĩ VNPT chưa trình phương án thành lập một đơn vị riêng về CNTT vì vào thời điểm bắt tay vào triển khai tái cơ cấu, VNPT chưa cung cấp dịch vụ CNTT, mảng dịch vụ CNTT hồi đó hầu như chưa có gì. “Hồi đó, VNPT là tập đoàn viễn thông trừ CNTT”, ông Long nhấn mạnh. Tuy nhiên, sau hai năm tái cấu trúc, lĩnh vực CNTT của VNPT đã phát triển nhanh và mạnh ở nhiều lĩnh vực.
Chỉ trong vòng hai năm, VNPT đã phát triển và triển khai cung cấp các phần mềm ứng dụng cho Chính phủ, cho các bộ ngành và đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, chữ ký số… VNPT chiếm khoảng 50% thị phần nhiều dịch vụ CNTT. Dịch vụ nội dung trước đây hoàn toàn do các đối tác cung cấp, sau khi tái cơ cấu, các đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung đã chủ động phát triển và làm chủ nhiều dịch vụ như: tương tác truyền hình, nhạc chuông chờ, “VNPT sẽ báo cáo Bộ TT&TT để trình Chính phủ cho VNPT thành lập một Tổng công ty chuyên phát triển và cung cấp dịch vụ CNTT trực thuộc Tập đoàn”, ông Long cho hay
Trong chiến lược phát triển, VNPT cũng sẽ xây dựng, ban hành và triển khai chiến lược VNPT 3.0 chuyển VNPT từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ.
Trong lĩnh vực CNTT, VNPT sẽ đẩy mạnh hoạt động phát triển, kinh doanh các sản phẩm CNTT trong các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, tài nguyên, môi trường, giao thông… Đặc biệt tham gia triển khai xây dựng các thành phố thông minh.
">VNPT xin thành lập Tổng công ty về công nghệ thông tin
Oppo không giới thiệu smartphone nào tại MWC. Thay vào đó, họ khiến giới công nghệ bất ngờ với công nghệ chống rung trên camera, đặc biệt là công nghệ sạc siêu tốc. Có tên gọi Super VOOC – công nghệ này có thể tạo ra cách mạng trong cách người dùng sạc thiết bị di động. Theo Oppo, người dùng có thể sạc đầy một viên pin 2.500 mAh chỉ sau 15 phút, dù sử dụng cổng micro USB hay USB Type C bằng công nghệ Super VOOC.
Có được công nghệ này là nhờ Oppo sử dụng hệ thống sạc điện áp thấp và loại pin tùy biến (Oppo không công bố chính xác tùy biến như thế nào). Ban đầu, công nghệ này chỉ có mặt trên smartphone do Oppo sản xuất. Tuy nhiên, nếu nó thực sự mang đến khả năng sạc siêu tốc như quảng cáo, việc các nhà sản xuất khác xin sử dụng bằng sáng chế trên thiết bị của họ là điều tất yếu. Ngay bây giờ, nhiều người đã háo hức trước viễn cảnh sạc bất cứ smartphone nào trong 15 phút để sử dụng cả ngày.
Thiết kế module của LG G5
LG G5 được bình chọn là smartphone sáng tạo nhất tại MWC 2016 nhờ thiết kế dạng module. |
LG G5 mang đến nét tươi mới hoàn toàn so với các thế hệ trước nhờ vỏ kim loại và thiết kế dạng module. Phần đuôi máy có thể tháo rời dễ dàng, thay thế bằng một trong những món phụ kiện được làm riêng cho G5, bao gồm camera grip (có nút chụp hình cứng, nút zoom và pin 1.200 mAh), hay Hi-Fi DAC do Bang & Olufsen sản xuất. LG không phải hãng đầu tiên trình diễn ý tưởng smartphone dạng module (Google nổi tiếng với dự án Ara, sản xuất smartphone dang module) nhưng họ là hãng đầu tiên đưa nó vào hiện thực, trên một sản phẩm cao cấp (bán ra tháng 4).
Công nghệ tự động lấy nét Dual Pixel của Samsung
![]() |
Galaxy S7 là smartphone đầu tiên dùng công nghệ Dual Pixel. |
So với dòng Galaxy S6, Galaxy S7 và s7 edge của Samsung không khác biệt nhiều về kiểu dáng nhưng mang trong mình nhiều cải tiến quan trọng. Chẳng hạn, Samsung thay đổi hoàn toàn camera sau của máy: thay vì sử dụng camera 16 megapixel với công nghệ lấy nét theo phase, S7 dùng camera 12 megapixel với điểm ảnh lớn và công nghệ lấy nét Dual Pixel. Công nghệ này – cho đến hiện tại – vẫn chỉ xuất hiện trên máy DSLR (như một số máy ảnh của Canon), hoàn toàn mới lạ trên smartphone.
Không giống công nghệ lấy nét theo phase: dùng 5% - 10% số điểm ảnh để lấy nét, Dual Pixel sử dụng toàn bộ điểm ảnh cho việc lấy nét. Công nghệ này giúp máy lấy nét tốt hơn các vật thể chuyển động hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
Camera sau góc rộng của LG G5
![]() |
G5 không phải smartphone đầu tiên có camera kép. Vậy điểm nhấn của nó là gì? Một trong 2 camera của máy được thiết kế phổ thông với độ phân giải 16 megapixel, ống kính góc rộng 78 độ. Camera còn lại có góc siêu rộng: 135 độ (độ phân giải 8 megapixel) – rộng hơn cả mắt người (114 độ). Nhờ đó, G5 cho phép chụp những bức ảnh góc siêu rộng - ở độ phân giải 8 megapixel, không cần phụ kiện gắn ngoài.
">4 công nghệ đỉnh cao vừa xuất hiện trên smartphone
Samsung
Sự kiện ra mắt sản phẩm của Samsung tại MWC năm nay về cơ bản sẽ chỉ còn là "thủ tục", bởi gần như mọi thông tin về những Galaxy S7 hay S7 Edge của hãng đã bị rò rỉ. Bộ đôi smartphone năm nay sẽ không có nhiều thay đổi về thiết kế so với những người tiền nhiệm Galaxy S6 và S6 Edge. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi S6 và S6 Edge mà Samsung ra mắt năm ngoái cũng đã nhận được nhiều lời khen ngợi và không việc gì Samsung phải mạo hiểm đưa ra các thay đổi.
Nếu những bức ảnh bị lộ trên Internet là chính xác, S7 và S7 Edge sẽ là những mẫu smartphone Android có thiết kế thuộc hàng đẹp nhất hiện nay, với các mặt sau được làm cong giống Galaxy Note 5. Đáng chú ý, mẫu S7 Edge năm nay sẽ có kích thước vật lý lớn hơn S7, và điểm chung của chúng nằm ở chỗ đều dùng chip Snapdragon 820 hoặc chip Exynos của Samsung - tùy vào từng thị trường.
Quan trọng hơn, Samsung có vẻ như đã lắng nghe những phản hồi của người dùng để bổ sung những thiếu sót còn tồn tại trên S6 và S6 Edge. Bộ đôi smartphone năm nay, vì vậy, được đồn sẽ chống được nước, hỗ trợ thẻ microSD. Tuy nhiên, cũng theo các tin đồn thì camera của S7 sẽ là một bước lùi khi chỉ có độ phân giải 12 MP thay vì 16 MP. Cảm biến camera mới có khẩu độ ống kính f/1.7 và tăng chất lượng ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng.
LG
![]() |
Trong khi thông tin về smartphone của Samsung rò rỉ "triền miên" qua ngày tháng, LG có phần ít rầm rộ hơn. Thông tin về smartphone LG G5 mới chỉ xuất hiện ít tuần trước khi màn ra mắt chính thức diễn ra. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ biết máy sẽ có màn hình luôn bật, đồng thời có vỏ case cảm ứng. Qualcomm, hãng sản xuất chip di động, cũng xác nhận trên Twitter rằng smartphone này sẽ dùng chip Snapdragon 820.
Dù xuất hiện muộn hơn, các tin đồn về G5 cũng đã cho chúng ta một cái nhìn khá toàn cảnh về sản phẩm này. Theo đó, G5 sẽ được trang bị một "khe cắm ma thuật" (magic slot) giúp người dùng gắn thêm các phần cứng khác vào để sử dụng. Ví dụ như người dùng có thể gắn thêm pin mở rộng để tăng thời gian dùng pin, hay gắn phụ kiện giúp điều khiển camera. Các tin đồn khác nói rằng, máy sẽ có thiết kế thân kim loại, đầu đọc vân tay, màn hình 5,6 inch (nhiều khả năng cho độ phân giải QHD giống G4).
Sony
![]() |
Sony cũng sẽ tổ chức một sự kiện tại MWC năm nay, tuy nhiên, thay vì để rò rỉ hàng loạt thông tin như LG và Samsung, công ty Nhật Bản có vẻ rất xuất sắc trong việc giữ bí mật sản phẩm. Dòng smartphone Xperia Z5 của Sony ra mắt cách đây chưa quá lâu, bởi vậy khả năng công ty giới thiệu smartphone mới tại MWC là khá thấp. Bởi vậy, rất có thể những gì Sony đưa tới MWC năm nay sẽ là một mẫu tablet, smartwatch, hay thiết bị thực tế ảo mới. Dẫu vậy, có lẽ chúng ta chỉ có thể biết chính xác sản phẩm nào sẽ được Sony ra mắt khi sự kiện chính thức diễn ra, bởi không có một tin đồn rò rỉ nào về Sony xuất hiện từ trước tới nay.
HTC
![]() |
HTC cũng rậm rịch ra mắt smartphone M10 kế nhiệm cho M9, tuy nhiên, các tin đồn nói rằng công ty không kịp chuẩn bị để đưa M10 đến MWC. Thay vào đó, máy sẽ chỉ xuất hiện trong một sự kiện riêng của HTC vào tháng 3/2016.
Hình ảnh rò rỉ mới nhất về One M10 là phiên bản chính xác, và nếu bức ảnh dưới đây là thật, M10 sẽ có thiết kế giống với One A9. Tuy nhiên, khi so sánh với phiên bản M10 màu đen bị lộ trước đó, 2 thiết bị có vẻ không quá trùng khớp nhau - đặc biệt là ở phần nút home vật lý: bản màu trắng có nút home dài hơn so với bản màu đen. M10 nhiều khả năng sẽ dùng chip Snapdragon 820, màn hình 5,1 inch QHD AMOLED, 4 GB RAM và 32 GB bộ nhớ lưu trữ. Máy còn có camera 12 MP Ultrapixel, chạy Android 6.0.1 Marshmallow với giao diện HTC Sense 8.
![]() |
Các hãng công nghệ ra mắt gì tại MWC 2016 vào ngày mai
Nhận định, soi kèo U21 Charlton vs U21 Birmingham, 20h00 ngày 15/4: Khách ‘ghi điểm’
Kinh hãi khỉ say rượu cầm dao tấn công người
Doanh nghiệp làm gì để đối phó với nguy cơ mất an toàn thông tin?
TOP500, tổ chức chuyên xếp hạng siêu máy tính mạnh nhất thế giới, vừa công bố danh sách top 10 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Trung Quốc chiếm giữ hai vị trí cao nhất trong danh sách này.
Vị trị quán quân thuộc về siêu máy tính TalhuLight đặt tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có sức mạnh tính toán đạt 93,01 petaflop.
Đứng vị trí thứ hai là Tianhe-2, hiện đang đặt tại Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có sức mạnh tính toán đạt 33,86 petaflop.
Mỹ có 3 siêu máy tính xếp ở các vị trí tiếp theo nhưng sức mạnh tính toán rõ ràng kém xa các cỗ máy của Trung Quốc.
Danh sách top 10 siêu máy tính mạnh nhất thế giới như sau:
1. TaihuLight, Sunway MPP, SW26010, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc — 10,6 triệu lõi xử lý, sức mạnh: 93,01 petaflop
2. Tianhe-2, TH-IVB-FEP Cluster, Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc— 3,12 lõi xử lý, sức mạnh: 33,86 petaflop.
3. Titan, Cray XK7 system, Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ — sức mạnh: 17,59 petaflop.
4. Sequoia, IBM BlueGene/Q system, Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, California, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ — sức mạnh: 16,32 peraflop.
5. Cori, Cray XC40, Phòng thí nghiệm Berkeley, Trung tâm Điện toán Nghiên cứu Khoa học Năng lượng Quốc gia Hoa Kỳ (NERSC) — sức mạnh: 14 petaflop
6. Oakforest-PACS, Fujitsu Primergy CX1640 M1 cluster, Trung tâm Liên kết Điện toán Hiệu suất cao Cao cấp, Nhật Bản — sức mạnh: 13,6 petaflop.
7. K Computer, hệ thống SPARC64 với 705.000 lõi xử lý, Viện Khoa học Điện toán Cao cấp RIKEN, Nhật Bản — sức mạnh: 10,5 petaflop.
8. Piz Daint, Cray XC30 dùng 116.000 lõi xử lý của Xeon và Nvidia, Trung tâm Điện toán Quốc gia Thụy Sĩ — sức mạnh: 9,8 petaflop
9. Mira, IBM BlueGene/Q, U.S. DOE/SC/Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Mỹ — sức mạnh: 8,6 petaflop.
10. Trinity, Cray XC40, U.S. DOE/NNSA/LANL/SNL, Mỹ —301.056 lõi xử lý, sức mạnh: 8,1 petaflop.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
">Trung Quốc thống lĩnh thế giới siêu máy tính
Người đi đường dửng dưng nhìn thiếu nữ bị sàm sỡ
Thán phục hacker nhí kiếm 8,5 triệu đồng 1 phút
Sốc với bảng giá giao dịch 'chợ đen' của các showgirl tại triển lãm
友情链接