MV được kết hợp quay giữa ngoại cảnh và studio với nhiều phương pháp dàn dựng thủ công. Hiệu ứng lồng ghép các khung hình gây ấn tượng thị giác. Những thước quay trong MV cũng nhận được nhiều lời khen vì khung cảnh mở, góc máy đẹp mắt. Quay phim đã nỗ lực dùng góc rộng, thay vì chỉ dừng ở phông xanh, qua đó chứng tỏ sự đầu tư không gian đại cảnh lớn. Ngoài ra, ê-kíp khai thác hiệu quả góc cận đối với những diễn viên có kinh nghiệm diễn xuất như Nhật Kim Anh, BB Trần, Hải Triều.
Theo Nhật Kim Anh, đây cũng là dự án tốn nhiều tâm huyết và khó khăn nhất từ trước tới nay, được quay 53 tiếng liên tục. Nữ ca sĩ và ê-kíp cũng gần như không ngủ nghỉ, chỉ kịp chợp mắt giây lát trong lúc chờ hậu cần chuẩn bị bối cảnh.
Toàn bộ trang phục, phụ kiện hay cảnh trí trong MV đều làm bằng thủ công, riêng phần tạo hình của nữ ca sĩ như váy áo, trang sức bông tai, giày,… đều được NTK Lâm Lâm thực hiện tỉ mỉ bằng tay trong nhiều giờ.
Do có yếu tố kiếm hiệp, Nhật Kim Anh lẫn các diễn viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng cùng cascadeur. Hai diễn viên BB Trần và TiTi được yêu cầu tập các thế võ với nhau trong suốt thời gian dài cho cảnh đối đầu, còn Nhật Kim Anh cũng tự mình thực hiện các phân đoạn mạo hiểm và ám ảnh vì bị treo lên cao hơn 10 tiếng.
“Dù được khuyên nên sử dụng cascadeur nhưng tôi từ chối vì muốn khi lên hình chân thực nhất có thể. Sau khi hoàn thành, tôi được thả dây xuống trong tình trạng toàn thân rệu rã, bầm tím người và gần như ngất xỉu”, cô chia sẻ.
Hiện Nhật Kim Anh phát triển song song sự nghiệp nghệ thuật và kinh doanh. Cô và ê-kíp tập trung cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc, chuẩn bị cho liveshow 15 năm. Ngoài ra, cô sắp đóng phim điện ảnh Vong nhi của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường và tác phẩm truyền hình Thời mở cửa của đạo diễn Nguyễn Phương Điền.
" alt="Nhật Kim Anh rệu rã, bầm tím người, suýt ngất vì bị treo cao hơn 10 tiếng" />Nhật Kim Anh rệu rã, bầm tím người, suýt ngất vì bị treo cao hơn 10 tiếng
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đại diện Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Đối với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, theo ông Ga, đây là một trong 23 trường được thí điểm thực hiện tự chủ toàn diện, có nhiều kinh nghiệm thực hiện tự chủ. Vì vậy, nhà trường phải tiếp tục phát huy tính năng động vốn có, định hình chiến lược phát triển bền vững trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đổi mới mô hình quản trị đại học cho phù hợp với tự chủ, trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở một số ngành có thế mạnh.
Ông Ga lưu ý rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, các trường đại học phải đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy để đào tạo thế hệ sinh viên thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi sâu sắc.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga
“Tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đang làm cho những ngành nghề lao động thông thường dần dần biến mất, lợi thế nguồn lao động phổ thông đông, giá rẻ không còn cạnh tranh. Nếu các trường tiếp tục đào tạo theo mô hình cũ, chương trình cũ thì sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp ngày càng nhiều điều tất yếu” –ông Ga nói
Ông Ga đề nghị nhà trường mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm chương trình đào tạo các trường đại học thế giới. Trường cần xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia, để sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có tiền thân là Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962.
Khi mới thành lập, Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật nằm trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Phú Thọ (Nay là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
Qua năm 55 năm, trường đã nhiều lần đổi tên và sáp nhập. Tên gọi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có từ năm 1984, sau đó trường là thành viên không chính thức của ĐHQG TP.HCM. Tới năm 2000, khi tách khỏi ĐHQG TP.HCM, trường được khôi phục là tên cũ là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Hiện tại trường có 759 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 GS, 26 PGS, 109 tiến sĩ, 369 thạc sĩ...
Lê Huyền
" alt="“Tự chủ đại học là thuộc tính của nhà trường”" />
...[详细]
Ngoài việc trang bị kiến thức cho người học, chương trình sẽ được xây dựng theo hướng chú trọng nền tảng gia đình, ý chí phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và ý chí khởi nghiệp của học sinh. Chú trọng thực hành và kỹ năng thực hành của học sinh.
Các trường học được chủ động thực hiện kế hoạch giảng dạy trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thời lượng dạy học. Nhà trường chủ động xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường như trường chuyên, trường tiên tiến hiện đại.
Đề án cũng hướng tới học sinh TP.HCM sẽ được học tập cả ngày trong trường, được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại của thế giới, chú trọng phát triển tư duy khoa học, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu. Học sinh có nền tảng tiếng Anh, tin học đạt chuẩn để có thể tiếp tục học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bên cạnh đó, học sinh có thể chơi được ít nhất 1 môn thể thao, có kiến thức về âm nhạc, mỹ thuật và có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống.
Về tài chính và nhân sự, ông Lê Hồng Sơn cho biết hiện tại Sở đang khẩn trương xây dựng đề án tự chủ. Đề án này giúp các trường thực sự được tự chủ, nhất là về nhân sự và tài chính, nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường, góp phần đảm bảo chế độ thu nhập chính đáng cho giáo viên và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
Học phí sẽ được xây dựng trên cơ sở không tăng ngân sách. Các trường học được quyền xây dựng khung học phí trên cơ sở bảo đảm hoạt động, huy động xã hội hoá ở khu vực có điều kiện.
Nguồn kinh phí từ ngân sách cho giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách Nhà nước của thành phố sẽ ưu tiên bố trí cho vùng khó khăn và các cơ sở giáo dục đào tạo trọng điểm.
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)
Ngoài ra ngành giáo dục thành phố tiếp tục thực hiện miễn giảm học phí và có chính sách xã hội hoá, nhằm đảm bảo tất cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được học tập.
Đề xuất sửa nhiều quy định và xin cơ chế đặc thù
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trước hội nghị, Sở đã tổ chức phiên họp nội bộ lấy ý kiến trong ngành giáo dục. Ngành TP.HCM thống nhất kiến nghị với Chính phủ chấp thuận để thành phố thực hiện cơ chế đặc thù về giáo dục. Đồng thời, đề xuất sửa đổi một số nghị định, quy định vì một số quy định chung của Trung ương chưa tính đến đặc thù của thành phố lớn nên dẫn đến những khó khăn, tồn tại trong giáo dục thành phố chậm được giải quyết.
Theo đó, ngành giáo dục TP.HCM kiến nghị điều chỉnh Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục theo hướng phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT và bộ, ngành chủ quản của các trường đại học. Việc này nhằm giúp cho UBND tỉnh có điều kiện thực hiện nhiệm vụ được phân cấp dễ dàng hơn, tránh chồng chéo và không rõ ràng.
Sở GD-ĐT thành phố cũng đề nghị cho phép thực hiện thí điểm các dự án nâng cao tầng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất, để phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án, giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở các khu dân cư đông đúc, tập trung và tránh lãng phí đầu tư xây dựng mặt bằng chiếm đất xây dựng.
Bên cạnh đó là kiến nghị Bộ ban hành định mức chi phí tối thiểu cho một đầu học sinh, sinh viên ở các cấp học, ngành học, ngành nghề đào tạo để làm cơ sở cho việc ban hành định mức chi đối với từng cấp, bậc học và ngành nghề đào tạo.
Xem xét lại nội dung Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, mà theo Sở hiện nay chưa hợp lý (4 chức danh 2 vị trí, số lượng trẻ trên giáo viên ở nhóm nhỏ, bảo vệ…).
Xem xét lại nội dung Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở GD-ĐT, bổ sung cơ chế đặc thù cho TP.HCM. Cụ thể như: tăng số lượng phòng, ban thuộc cơ quan Sở là 12 phòng và số lượng Phó Giám đốc phụ trách là 5 người, do đặc thù thành phố đông dân, đa dạng hình thức giáo dục, đặc biệt đây là nơi tập trung một số lượng lớn các đơn vị giáo dục quốc tế, các đơn vị có yếu tố nước ngoài…
Sửa đổi các Thông tư liên tịch số 20, 21 và 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học công lập và giáo viên trung học cơ sở công lập hiện nay còn chưa hợp lý (lương khởi điểm của giáo viên có trình độ trung cấp, cao đẳng hay hại học đều như nhau và có hệ số 1,86)…