
Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện trong trường hợp nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại…
Đó là quy định trong Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
 |
(Ảnh minh họa) |
Nghị định này quy định về việc sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công gồm: Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng (trừ nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa; nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ chộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp); xe ô tô; máy móc, thiết bị và tài sản công khác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Được phép bán nhà, đất dôi dư của cơ quan nhà nước
Nghị định quy định rõ các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại, gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; Hình thức khác.
Trong đó, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện trong 2 trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; Tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được thực hiện trong các trường hợp: Nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại; tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu hồi nhà đất công sử dụng sai mục đích
Nghị định 167 cũng quy định rõ đối với trường hợp xử lý nhà, đất sử dụng không đúng quy định. Theo đó, đối với nhà, đất đã bố trí làm nhà ở không đủ điều kiện chuyển giao về địa phương quản lý theo quy định, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện di dời các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất để sử dụng đúng mục đích. Việc hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cá nhân phải di dời (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm đề nghị tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nơi có nhà, đất (tổ chức dịch vụ công về đất đai hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ cấp huyện) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trường hợp sử dụng toàn bộ cơ sở nhà, đất hoặc một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức sử dụng khác không đúng quy định mà có thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì xử lý thu hồi theo quy định.
Trường hợp sử dụng một phần cơ sở nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức khác không đúng quy định mà không thể tách phần diện tích sử dụng không đúng quy định thành cơ sở độc lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định.
Sau khi chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nộp toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết không đúng quy định vào ngân sách trung ương (đối với nhà, đất thuộc trung ương quản lý), vào ngân sách địa phương (đối với nhà, đất thuộc địa phương quản lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hồng Khanh

Vay vốn nhà ở xã hội: Chờ đến bao giờ?
Chính sách về vốn cho nhà ở xã hội đã được xây dựng hơn nhưng đến nay thực tế vốn chưa có khiến người mua nhà mòn mỏi chờ
" alt=""/>Nhà đất công dôi dư sẽ được xử lý như thế nào?
Nỗi lo của người bị tiểu đườngNhiều người bệnh tiểu đường nảy sinh tâm lý bài trừ dùng thuốc Tây vì lo sợ các tác dụng phụ; dẫn đến dùng thuốc không đúng/ đủ liều, tự ý bỏ thuốc, dùng chung đơn với người khác… Những điều này khiến đường huyết dễ tăng giảm thất thường, làm gia tăng nguy cơ biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, người bệnh càng đối mặt với nhiều nguy cơ trong quá trình điều trị. Lượng đường trong máu tăng cao gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan đích và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Từ đó, khiến bệnh tiến triển nhanh, dễ gây suy đa phủ tạng và tăng nguy cơ tử vong.
 |
|
Theo các chuyên gia nội tiết đầu ngành, để bảo vệ bản thân trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, người bệnh tiểu đường cần phối hợp nhiều phương pháp để chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l. Trong đó, xu hướng kết hợp thuốc Tây với thảo dược tự nhiên như dây thìa canh có thể hỗ trợ ổn định đường huyết.
Ứng dụng nghiên cứu khoa học trong TPBVSK
Từ 2000 năm trước, dây thìa canh đã được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ cho người bệnh “nước tiểu ngọt như mật”. Các chế phẩm bào chế từ dây thìa canh được sản xuất và sử dụng rộng rãi tại: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ...
Tuy nhiên, phải đến năm 2006 dây thìa canh mới được tìm thấy ở Việt Nam. Năm 2007, Công ty Nam Dược mang đến sản phẩm TPBVSK Diabetna có thành phần chiết xuất dây thìa canh, giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm HbA1c, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Sản phẩm được chiết xuất từ dây thìa canh ở vùng trồng đạt chứng nhận GACP - WHO và được chuyển giao chính thức từ đề tài nghiên cứu cấp bộ về nguyên liệu dây thìa canh.
 |
Kết quả nghiên cứu về dây thìa canh được đăng trên tạp chí khoa học Phytochemistry |
Không chỉ ứng dụng kết quả công trình nghiên cứu đi trước, với mong muốn mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiểu đường, Công ty CP Nam Dược còn hợp tác với các nhà khoa học thuộc khoa Dược, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các hoạt chất trong dây thìa canh Việt Nam. Mẫu nghiên cứu lấy từ vùng trồng dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP - WHO tại Hải Hậu, Nam Định.
Kết quả nghiên cứu gây ấn tượng khi tìm ra 9 hoạt chất mới có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết có trong dây thìa canh tại Việt Nam. Trong đó, có 2 hoạt chất có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết mạnh là Saponin số 4 và số 5, được đăng trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Phytochemistry (tạp chí của Hiệp hội hóa học Bắc Mỹ và châu Âu).
Ngày 16/12/2021, ông Hoàng Minh Châu - Tổng Giám đốc công ty Nam Dược, thành viên của nhóm nghiên cứu đã có bài báo cáo về kết quả nghiên cứu trong chương trình “Đông y với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân” được tổ chức chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Hội Đông y Việt Nam.
 |
TS. Hoàng Minh Châu phát biểu tại chương trình |
Đồng thời, ông Hoàng Minh Châu cũng chia sẻ về kế hoạch hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa Nam Dược và Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), nhằm tối đa lượng hoạt chất có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết mạnh vào sản phẩm TPBVSK Diabetna.
“Đây không chỉ là tin vui cho người bị tiểu đường, khi Nam Dược tiên phong nâng cao chất lượng sản phẩm TPBVSK từ thảo dược sạch; mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao giá trị của cây thuốc Việt Nam, là cơ sở để chuẩn hóa, nghiên cứu và ứng dụng dược liệu sâu rộng hơn”, đại diện Nam Dược bày tỏ.
TPBVSK Diabetna không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Thanh Loan
" alt=""/>Kết hợp Đông