您现在的位置是:Nhận định >>正文

Thế Giới Di Động, Viettel, FPT rủ nhau đi buôn thực phẩm

Nhận định8人已围观

简介Trên thị trường bán lẻ di động Việt Nam,ếGiớiDiĐộngViettelFPTrủnhauđibuônthựcphẩlịch thi đấu giải bó...

Trên thị trường bán lẻ di động Việt Nam,ếGiớiDiĐộngViettelFPTrủnhauđibuônthựcphẩlịch thi đấu giải bóng đá ý 3 cái tên lớn nhất thị trường là Thế Giới Di Động, FPT Shop và Viettel Store. Theo thống kê của GFK, tính đến quý 2 năm nay đây là 3 chuỗi có số cửa hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, không hẹn mà gặp, cả 3 ông lớn Thế Giới Di Động, FPT và Viettel lại đang cùng dấn thân vào một mặt trận hoàn toàn mới: Kinh doanh thực phẩm.

Bách Hoá Xanh của Thế Giới Di Động

Chuỗi Bách Hoá Xanh của ông Nguyễn Đức Tài đã chạy thử nghiệm được gần 1 năm. Các cửa hàng này có diện tích trong khoảng 150-400m2, hàng hoá giống như trong siêu thị nhưng chủ yếu tập trung vào hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm tươi sống, rau củ quả, gia vị và dự kiến có khoảng 2.000 mặt hàng.

Hướng đi của chuỗi bán lẻ Bách hóa Xanh không phải là tạo ra khác biệt bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu, mở nhà máy sản xuất hay đầu tư xây dựng trung tâm phân phối lớn mà chỉ là chuỗi bán lẻ thông thường, hướng đến mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ “Mua nhanh, Mua rẻ”.

Các shop Bách hóa Xanh không được quy hoạch để mở trên đường trục đường thương mại lớn, mà chủ yếu ở đường nhỏ, hẻm, gần khu dân cư nhằm thay thế một phần vai trò chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa. Lợi thế của Bách hóa Xanh là sẽ có lượng hàng hóa phong phú và giá bảo đảm rẻ hơn ở chợ hay cửa hàng tạp hóa truyền thống

Phải đến cuối năm nay, khi tổng kết và đánh giá kết quả, ông Tài mới quyết định có mở đại trà chuỗi Bách Hoá Xanh trên cả nước hay không. Nếu triển khai, số lượng cửa hàng Bách Hoá Xanh có thể lên tới hàng ngàn shop.

Bắt đầu chạy thử nghiệm từ tháng 11 năm ngoái, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng tăng từ hơn 100 triệu vào tháng 2/2016 lên tới gần 700 triệu đồng trong tháng 5, và đạt 1 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 8. Ông Tài cho biết, việc triển khai chính thức chuỗi cửa hàng này vào năm 2017 là gần như chắc chắn, do doanh thu thực tế đã vượt mức mục tiêu mà ban lãnh đạo công ty đưa ra là 400 - 500 triệu đồng/tháng.

Sàn Đặc Sản của Viettel

Tập đoàn Viettel hồi đầu tháng 9 đã bắt tay vào thử nghiệm trang thương mại điện tử sandacsan.com.vn bán các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, gạo, gia vị và thủ công mỹ nghệ.

Trang thương mại điện tử này được quản lý bởi Viettel Post, công ty chuyển phát nhanh của Viettel. Đây là công ty có hệ thống đã phủ 100% mạng lưới chuyển phát trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kể cả các huyện đảo. Viettel Post hiện đang có thị phần thứ 2 trong ngành chuyển phát tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 40%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Viettel Post hiện có gần 680 bưu cục, 300 đại lý nhận chuyển phát thư hàng, gần 1.000 phương tiện vận chuyển và 5.000 nhân sự khắp cả nước.

Chính Viettel Post cũng cho biết, việc dấn thân vào lĩnh vực thương mại điện tử là nhằm tận dụng sở trường "đi sâu, đi xa" của mạng lưới vận chuyển. Viettel Post khi kết hợp thêm giao hàng cho trang thương mại điện tử sẽ giúp tăng biên lợi nhuận cho Viettel và giảm chi phí cho khách hàng, đem lại lợi thế không nhỏ cho Viettel.

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接