Nhận định, soi kèo Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4: Quay lại Top 4
(责任编辑:Thể thao)
Nhận định, soi kèo Defensor vs Cerro, 4h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà
Trải qua nhiều chuyến đi du lịch nước ngoài, chị Hồ Ngọc Trân, ở Q.3, TP.HCM vẫn chưa bỏ được cái bệnh... tha quà cáp về với ý định tặng mọi người. Hầu như tiền chi tiêu trong chuyến đi, chủ yếu chỉ để mua quà cáp.
Chị kể, hồi đi Bắc Kinh, bên tổ chức tour đưa đến xưởng ngọc thạch, nghe giới thiệu về sự tích, rồi "ngọc thạch là loại đá quý chỉ sau kim cương" tốt cho sức khỏe, đưa đến tài lộc may mắn mà giá thì không quá đắt. Chị và nhiều người trong đoàn... mua như được mùa, mua như thể không mua ngay cả đời hết dịp.
Không chỉ mua cho mình, không hiểu sao lúc đó đầu chị lại nghĩ đến bao nhiêu người từ người thân, đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm. Thế rồi chị khuân tính ra phải gần cả ký vòng tay, đeo cổ, đồ trang trí cẩm thạch... hết gần chục triệu đồng.
Nhưng rồi về khi chị đem tặng mẹ và chị em trong nhà, mọi người cũng hững hờ. Đồng nghiệp cũng vui vui khi nhận quà, sau cũng không thấy ai dùng đến. Nhiều bạn bè ít khi gặp, khi gặp thì lại không mang theo, để lâu... qua dịp. Hay như bản thân chị cũng không dùng đến vì phối đồ không hợp. Cả chục chiếc vòng vứt chỏng chơ trong tủ.
Chuyến mới đây đi Thái, chị rút kinh nghiệm không mua quà đồ trang sức mà... chuyển qua mua hàng tiêu dùng, quần áo. Chị khuân một mớ xà bông, sáp thơm hình con thú của Thái tính về tặng mỗi người một miếng, mua khăn choàng của Thái, còn trẻ nhỏ chọn mỗi đứa bộ quần áo truyền thống của đất nước triệu voi.
Tour đi Thái chỉ hết 7 triệu, chị mua quà... cũng từng đó rồi về đau lòng đem bỏ. Về chị dùng miếng xà bông, mùi hắc và khó chịu vô cùng, lại ngại ngần không mang tặng. Rồi chị Trân tặng cho cô bạn hàng xóm một cái khăn choàng, một bồ đồ cho đứa con 6 tuổi. Cô bạn thật tình nói với chị, để dành tặng người khác cho đỡ tốn kém chứ... đồ này họ cũng không dùng.
Lúc này, chị mới giật mình nghĩ, mình tặng thời trang truyền thống của Thái, mấy ai có dịp dùng đến. Để làm lưu niệm thì họ cũng không có nhu cầu thật sự vì họ đâu phải là người trải nghiệm chuyến đi.
Chị gói đống quà cáp lại, ra cửa hàng Thái ở gần nhà mua ít bánh kẹo, hoa quả sấy cho mọi người ở cơ quan là xong. Ai cũng vui vẻ chứ chẳng ai trách "đi chơi về không có quà" như chị nghĩ,.
Sau nhiều lần mất tiền oan uổng, mang thêm bực tức vào người, đi chơi chị không còn câu nệ chuyện quà cáp. Giờ đi đâu chị chỉ mua một ít đặc sản nơi mình đến mang về cho mọi người nhâm nhi cho biết.
Đống đồ đạc linh tinh chị mua trong các chuyến đi trước đây, mới đây chị bấm bụng đem bỏ cho đỡ tức.
Mua quà, mang thêm cục tức
Rất nhiều người đi du lịch rất "nặng lòng" chuyện mua quà cáp cho mọi người. Họ dễ "rơi vào bẫy" mua sắm khi nhiều tour thường dẫn khách đến các điểm mua sắm, lưu niệm.
Không ít người dành hết tiền bạc, thời gian, công sức trong chuyến đi của bản thân để mua quà cáp, thậm chí ra sân bay cũng lật đật phải đi mua thêm. Nhưng nhiều thứ mang về không tặng được, không dùng được hoặc chờ gặp được nhau để tặng thì đã qua... mùa quýt.
Là một người hay đi du lịch, chị Lê Hoài Anh, ở TP.HCM kể, chuyện mua quà cáp khi đi chơi chủ yếu xuất phát từ tâm lý của người mua. Nhiều người khổ tâm vì tốn tiền mua quà, trong khi người xung quanh, không mấy ai câu nệ việc người khác tặng quà cho mình sau mỗi chuyến đi hay không.
Sau nhiều lần tốn tiền, tốn sức vì quà cáp, giờ đây chị Anh gần bỏ việc mua quà cáp về. Đi du lịch, trước hết bản thân mình phải thật thoải mái, không bị áp lực không đáng có. Chuyến đi trở nên nhẹ nhàng và bớt tốn kém hơn rất nhiều.
Đi ra ngoài để học cái hay, cái đẹp nhưng nhiều người mất hết tâm sức cho việc mua sắm, quà cáp. Nhất là chị em phụ nữ Việt, ở đâu bán hàng là... xúm xít, rối rít, mua như chưa bao giờ được mua, mua như thể không mua là lỗ vốn. Có người lo xách hàng hóa có khi phải bỏ thêm tiền mua hành lý, quên giấy tờ...
Nhiều người tốn tiền bạc, công sức, thời gian trong chuyến đi du lịch vì nặng nề chuyện quà cáp, mua sắm
Với kinh nghiệm đi du lịch của mình, anh Phan Xuân Trung chia sẻ, chuyện ra nước ngoài mua sắm của dân mình là một chuyện dài. Có người mua hết dầu gội, dầu xả, đồ dùng, quần áo... mất sức, mất tiền mà có khi về lật ra đúng nghĩa "chở củi về rừng". Nhiều thứ ở Việt Nam đều có hết, về so giá lại mắc hơn nhiều.
Chưa kể nhiều sự cố trong mua đồ như nhầm size, hàng lỗi rất khó để xử lý, đành chịu mất. Trường hợp bạn anh Trung, mua dây chuyền bạc mua ở Singapore mang lên cổ vài ngày là đen thui, làm sao gửi trả lại mặc dù có bảo hành 6 tháng. Gọi hướng dẫn viên du lịch nhờ đổi giùm thì rất nhiêu khê, phiền phức. Đến nước vứt cũng chưa hết cục tức.
3 tuyến đường ray nguy hiểm thế giới thành điểm du lịch nổi tiếng
Đoàn tàu chạy qua khu dân cư chật hẹp ở Hà Nội, khu chợ sát đường ray tại Thái... là những địa điểm du lịch nguy hiểm nhưng thu hút du khách tham quan, chụp hình.
" alt="Đi du lịch nước ngoài, người Việt vẫn nặng tâm lý 'quà cáp'" />Đi du lịch nước ngoài, người Việt vẫn nặng tâm lý 'quà cáp'Nhà cổ Bình Thủy là điểm đến hút du khách check-in ở Cần Thơ. Nơi đây hấp dẫn các tín đồ du lịch bởi vẻ đẹp cổ kính, trữ tình. Nhà cổ này được xây dựng từ năm 1870 bởi gia đình họ Dương. Ngôi nhà có 5 gian 2 mái. Từ phía ngoài nhìn vào, bạn sẽ nhìn thấy 4 lối cầu thang cánh cung nối từ sân vào nhà chính cùng hệ thống cửa sổ, đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà.Hơn 150 năm trôi qua nhưng kiến trúc của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, các cổ vật được bảo tồn cẩn thận. Ảnh: Lê Hà Trúc, huniegram.
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến nổi tiếng tại Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngôi nhà cổ là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông - Tây, được xây dựng từ năm 1895. Nhà có 3 gian, mang nét văn hóa đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Gần 2 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn từ hình dáng đến các cổ vật bên trong. HIện, du khách có thể vào tham quan căn nhà với mức vé 20.000 đồng/người. Điều hấp dẫn du khách ghé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là chuyện tình xuyên biên giới giữa chủ sở hữu ngôi nhà và một nữ nhà văn Pháp. Ảnh: stephanelecuyot.
Căn nhà là tài sản của ông Huỳnh Cẩm Thuận, thương gia giàu có ở Sa Đéc, để lại cho con trai út là ông Huỳnh Thủy Lê. Ông Lê gặp nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, sau đó 2 người về căn nhà ở Sa Đéc chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, gia đình ông Lê đã phản đối mối tình này. Bà Marguerite Duras sau đó trở về Pháp, viết cuốn tiểu thuyết "Người tình" (L'Amnt) về chuyện tình ngang trái. Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành bộ phim ăn khách cùng tên năm 1991. Ảnh:Nguyễn Hoàn Hảo.
Nhà cổ Cai Cường (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, Vĩng Long)nguyên thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Văn Bổn, một đại địa chủ ở địa phương xưa. Công trình được xây dựng năm 1885 theo hình chữ Đinh bao gồm 3 gian nhà, 2 nếp nhà bố trí vuông góc, đầu nhà sau đấu vào giữa nhà trước, mặt chính hướng ra rạch Cái Muối. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Nét độc đáo của ngôi nhà chính là sự pha trộn Đông - Tây trong kiến trúc nội thất và ngoại thất. Ảnh:Nguyễn Hoàn Hảo.
Nhà cổ của bá hộ Tể nằm bên con rạch hướng đối diện với nhà cổ Cai Cường. Ngôi nhà ít được biết đến nên lượng du khách tới tham quan, check-in khá thưa. Ghé ngôi nhà cổ trăm tuổi, du khách có cảm giác như lạc vào không gian miền Tây xưa, mang nét cổ kính mà trữ tình. Ảnh:Nguyễn Hoàn Hảo.
Một ngôi nhà cổ nổi danh miền Tây du khách không thể bỏ qua là biệt thự của công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu).Công trình được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế, toát lên vẻ Tây Âu bề thế và sang trọng. Dinh thự sang trọng này gắn liền với giai thoại "đốt tiền nấu chè" của công tử Trịnh Trần Huy xưa. Hiện, dinh thự cổ đã trở thành khách sạn công tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ phục vụ du khách. Ảnh: Nguyễn Hoàn Hảo.
Ngôi nhà cửa mở thẳng vào 'địa ngục', chuyện khó tin có thật ở Sài Gòn
Ngoài cổng nghĩa trang, cháu dâu bà Hương mở quán bán nước uống, đồ ăn vặt. Giữa nghĩa trang, bà và con trai dựng nhà ở hơn 50 năm qua.
" alt="5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check" />5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách checkhttps://www.youtube.com/watch?v=6W2CNId-kqk
Thế hệ Z được gọi là những công dân đám mây, thế giới của họ là "iEverything". Không chỉ yêu thích Đen Vâu, Big Daddy & Emily, lắc lư với các giai điệu underground mà còn đam mê khám phá các thử thách, theo đuổi lối sống khỏe khoắn, tươi tắn để đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hàng chục ngàn bạn trẻ Thủ đô tươi tắn tận hưởng không khí sôi động và quẩy cực nhiệt tại lễ hội Phố Hàng Nóng vừa qua. Con số hơn 30.000 bạn trẻ tham dự Lễ hội Phố Hàng Nóng do Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh tổ chức vừa qua đã chứng minh điều đó. iGen không chỉ trải nghiệm thách thức nóng vẫn cứ tươi mà còn kết nối hàng ngàn khuôn mặt tươi tắn, quẩy hết mình, check in hết góc cùng hội bạn thân hay với các thần tượng.
Quẩy hết mình, check in tươi tắn hết góc cùng hội bạn thân và thần tượng cùng Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh. Thách thức cay nóng mà vẫn tươi là thông điệp mà Lễ hội gửi tới các bạn trẻ, cổ vũ lỗi sống năng động, luôn đam mê khám phá, đối đầu thách thức của iGen ngày nay. Hãy cứ quẩy hết mình, check in hết góc, tận hưởng mọi dư vị của cuộc sống mà vẫn luôn tươi tắn với Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh.
So hot, so cool là trendy mới mà Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh tạo ra trong thời gian vừa qua để cổ vũ lối sống nhiệt, quẩy nhiệt của các bạn trẻ. Với tâm hồn trẻ trung và năng động, thế hệ Gen Z luôn có một định hướng riêng cho mình, đó là hướng đến sự tự do, tận hưởng một cuộc sống tinh tế và phong cách qua cách bảo vệ sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể để sống nhiệt, quẩy nhiệt trên khắp đất nước mà vẫn luôn tươi tắn.
Sống nhiệt, quẩy nhiệt mà vẫn luôn tươi tắn đã trở thành trendy trong thời gian gần đây của giới trẻ. Với các bạn trẻ, đặc biệt thế hệ iGen, việc giải khát khi quẩy nhiệt thôi là chưa đủ mà thức uống còn phải đáp ứng chuẩn heathy và trendy cho cả hội sống nhiệt. Do đó, thức uống thanh nhiệt có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh trở thành item không thể thiếu trong trong trendy mới của Gen Z để luôn tươi tắn mọi lúc mọi nơi.
Trào lưu lập hội “rave”, sống nhiệt quẩy nhiệt mà vẫn tươi tắn tại lễ hội ẩm thực đang bùng nổ trong giới trẻ. Với các bạn trẻ, đặc biệt thế hệ iGen, việc sống khỏe và luôn hướng đến các sản phẩm thức uống có nguồn gốc từ các loại thảo mộc tự nhiên không chỉ là xu hướng sống mới mà còn thể hiện phong cách, cá tính của mỗi người.
Không chỉ quẩy hết mình cùng hội bạn thân trong các cuộc vui, có một thế hệ Z đang cố gắng tận hưởng cuộc sống với tâm hồn tự do, đầy nhiệt huyết và một lối sống tươi tắn, khỏe khoắn với các sản phẩm thanh nhiệt, có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thế Định
" alt="Trào lưu ‘rave’, giới trẻ quẩy nhiệt sống nhiệt mà vẫn tươi" />Trào lưu ‘rave’, giới trẻ quẩy nhiệt sống nhiệt mà vẫn tươiNhận định, soi kèo Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Chia điểm trong cơn mưa bàn thắng?
- Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4
- Cuộc sống của các hot girl bất ngờ nổi tiếng chỉ sau một đêm
- Tâm sự khó nói của người phụ nữ làm dâu nhà giàu Hà Nội
- Hà Giang 'mở hội' hoa tam giác mạch
- Nhận định, soi kèo Amadora vs Farense, 21h30 ngày 13/4: Dìm khách xuống đáy
- Tâm sự người vợ bị chồng dạy dỗ đêm tân hôn
- WHO cảnh báo tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử
- Cửa hàng ma thuật lâu đời ẩn mình giữa lòng New York
-
Nhận định, soi kèo Gangwon vs Gwangju, 12h00 ngày 13/4: Khách trọn niềm vui
Hồng Quân - 12/04/2025 21:46 Hàn Quốc ...[详细]
-
Tâm sự người vợ nhận ra sai lầm khi để chồng kiếm 'con nối dõi' bên ngoài
Thậm chí đã ba lần vợ chồng tôi làm IVF (thụ tinh nhân tạo), tốn kém không biết bao nhiêu tiền nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ nhận lại sự thất vọng, đau đến cháy lòng.
Vợ chồng tôi sống trong nỗi mong ngóng, thấp thỏm với những lời hỏi thăm của gia đình, họ hàng. Tôi áp lực đến nỗi ngoài giờ làm là về nhà, tránh hầu hết các cuộc giao du, gặp gỡ bạn bè.
Cuối cùng, tôi quyết định giải thoát cho chồng để anh kiếm tìm hạnh phúc mới bởi tôi biết nguyên nhân là do tôi.
Tuy nhiên chồng tôi gạt đi, anh nói vợ chồng phải đồng lòng. Nếu không có con, chúng tôi có thể xin con nuôi. Nhưng ý kiến này bị mẹ chồng tôi gạt đi. Bà nói, nuôi con người ta đến lúc lớn lên nó cũng tìm về cội nguồn, không biết đâu mà lần.
Gia đình anh đưa ra giải pháp sẽ nhờ người mang thai hộ tôi, cụ thể sẽ lấy tinh trùng của chồng tôi bơm vào tử cung của người phụ nữ kia. 9 tháng 10 ngày sinh nở, chị ấy sẽ giao con lại cho chúng tôi và nhận một khoản tiền. Số tiền này không hề nhỏ và do vợ chồng tôi chi trả.
Sau đó, vợ chồng tôi nuôi đứa con và chị ta không còn liên hệ gì nữa. Mẹ chồng tôi thông báo họp gia đình để xin ý kiến các con nhưng trước đó bà đã âm thầm tìm một người phụ nữ để làm việc đó. Tôi bị dồn vào thế không gật đầu không được.
Cuối cùng vì thương chồng, tôi đành đồng ý. Người phụ nữ mẹ chồng tôi chọn là một chị hơn chồng tôi 2 tuổi, người này chồng mất đã lâu. Chị ta đang nuôi con nhỏ và làm thêm ở một cửa hàng quần áo. Vì cần tiền nên chị ta đồng ý khi mẹ chồng tôi đề nghị.
Mọi chuyện diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên khi chị mang thai của chồng tôi ở tháng thứ ba, tôi cảm giác có điều gì đó không bình thường.
Mẹ chồng tôi thường xuyên gọi điện giục chồng tôi qua chăm nom chị ta. Những lần tôi mang đồ ăn tẩm bổ sang, mẹ chồng tôi đều nhắc khéo tôi không nên đến sợ chị ấy không thoải mái. Vậy mà bà lại gọi chồng tôi đến?
Người phụ nữ kia cũng rất biết đòi hỏi. Những lần mệt mỏi, đi tiêm phòng hay siêu âm chị ta đều được mẹ chồng tôi tháp tùng. Có lần giữa đêm chị ta còn gọi chồng tôi đến vì bầu bí khó nhọc, không ngủ được.
Chồng tôi không đi mà gọi điện cho mẹ chồng tôi đến nhưng lòng tôi không thoải mái. Đêm đó tôi thức trắng đêm.
Cuối cùng ngày sinh cũng đã đến. Lúc này, chị ta lại giở mặt nói rằng không muốn giao con ngay vì muốn cháu được bú sữa mẹ. Sau này con cứng cáp chị sẽ giao cho gia đình tôi. Thế là chồng tôi và mẹ chồng lại thường xuyên xuất hiện ở chỗ chị ta ở để chăm nom. Mẹ chồng tôi còn thuê nhà riêng, thuê giúp việc để đảm bảo cuộc sống thoải mái cho chị ta.
Đến thời điểm này, tình cảm của chị ta với gia đình chồng tôi rất tốt đẹp. Nhiều người không biết, còn tưởng chị ta mới là con dâu của gia đình. Khi tôi ý kiến thì nhà chồng nói tôi là người ích kỷ, không nghĩ đến việc chăm lo cho giống nòi nhà chồng.
Tôi đành im lặng chờ đợi. Nhưng khi cháu bé lớn hơn, chị ta cũng không có ý giao con. Chị ta nói, không cần tiền nong chỉ muốn ở bên chăm sóc, nuôi dưỡng con. Cứ như vậy, chồng tôi đi lại giữa hai nơi để chăm sóc con. Mẹ chồng tôi thì ở hẳn bên nhà chị kia để trông nom cháu nội.
Tôi cứ như người mất hồn. Đi làm về, tôi nấu cơm nhưng chỉ có một người ăn vì chồng tôi bận sang sang nhà chị kia thăm con. Anh vẫn khẳng định yêu thương tôi, sang bên kia chỉ vì đứa con nhưng tôi biết, chị ta đã có tình cảm với chồng tôi. Đứa trẻ chỉ là cái cớ để chị ấy níu chân anh.
Tôi biết làm gì khi mình không may mắn, không có khả năng làm mẹ? Đến nay cả gia đình chồng vì đứa trẻ, vì niềm vui mới của gia đình họ sẵn sàng quay lưng lại với cảm xúc, suy nghĩ của tôi? Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Lấy mẫu DNA của bạn đi xét nghiệm để không phải nộp trợ cấp nuôi con
Một nhân viên cứu hoả người Anh đã nhờ người bạn trông giống mình cung cấp mẫu DNA để tránh phải trả tiền cấp dưỡng nuôi con 16.000 bảng Anh.
" alt="Tâm sự người vợ nhận ra sai lầm khi để chồng kiếm 'con nối dõi' bên ngoài" /> ...[详细] -
Xúc động chuyện tình yêu của cặp vợ chồng bác sĩ từ thuở 16
Yêu nhau từ năm 16 tuổi, chờ đợi suốt 11 năm trong cảnh xa xôi, cách trở, vợ chồng bác sĩ Hữu Đạo (SN 1960) và cô giáo Nguyễn Phượng (SN 1960) ở Đà Nẵng mới về chung một mái nhà.
Vợ chồng bác sĩ Hữu Đạo. Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cả trời thương nhớ... "Anh nhà và chị nhà ...
Ngày xưa anh 16 tuổi, là lớp trưởng nhưng khá manh động khi nhanh tay 'bợ' luôn chị bí thư xinh xinh cùng lớp.
Ông nội kể lại, ngày xưa anh lớp trưởng dẫn cả lớp về nhà chơi. Nhà nội khi ấy nuôi một bé cún dữ, cả lớp vào nhà bé cún sủa inh ỏi, nhưng riêng chị bí thư vào thì bé lại vẫy đuôi là ông đã biết ngay con dâu tương lai đây rồi.
Ngày xưa, anh đi bộ đội, rồi học ngành Y, rồi đi chiến trường trong miền Nam. Chị học Sư phạm ở quê rồi trở thành cô giáo, lặn lội đi dạy học cho trẻ em miền núi xứ Thanh, mỗi ngày đạp xe vài chục km.
Đằng đẵng nhiều năm, chị vẫn chờ anh về. Dẫu cho thời ấy, chị đẹp, chị có biết bao người theo đuổi. Dẫu cho thời ấy, con gái 20 tuổi chưa chồng đã được gọi là 'ế', ông ngoại la rầy, chị vẫn chờ anh.
198X, anh 27, chị cũng 27, anh rước chị từ Nông Trường về Đồng Tiến. Không soiree cô dâu, không veston chú rể, chị mặc chiếc áo sơmi cổ sen bèo ông ngoại may, tay cầm bó hoa anh hái tặng.
Anh mặc chiếc quần còn ướt, vì mới đêm qua thôi anh còn lắc lư trên chuyến xe lửa từ Đà Nẵng về để kịp đưa chị về dinh. Đám cưới không siêu xe, không kèn pháo, chỉ có chiếc xe đạp Thống Nhất huyền thoại, anh đưa chị về.
Đúng 9 tháng 10 ngày sau (không sai 1 ngày), 'sản phẩm đầu tay' của anh chị ra đời. Cưới chị về, anh lại phải vào Nam. Một mình chị ở quê nhà thay phần anh gánh vác con cái, nội ngoại.
Trải qua nhiều khó khăn... 1990, anh dắt tay chị vào Đà Nẵng lập nghiệp.
30 năm sau... Anh 60, chị cũng 60.
Đầu anh đã hai màu tóc, mặt chị cũng nhiều nếp nhăn. Anh đã là Thầy thuốc ưu tú, cứu chữa cho không biết bao nhiêu bệnh nhân.
Chị đã dạy Toán gần 40 năm có không dưới nghìn học trò từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng cho đến núi cao. Anh vẫn lưu tên chị trong điện thoại là 'Bí thư lớp 8E'. Hôm nay, 2019, anh lại dắt tay chị đi du lịch, bỏ con ở nhà rồi’…
Những tâm sự kể trên được Thủy Linh (SN 1990) - con gái thứ 2 của vợ chồng bác sĩ Đạo chia sẻ trên một diễn đàn.
Cô gái này kể: ‘Bố mẹ tôi quê gốc Thanh Hóa, học cùng lớp, thương nhau từ năm 16 tuổi. Bố làm lớp trưởng, mẹ làm bí thư. Ban đầu hai người kèn cựa, ganh đua về thành tích học tập, rồi dần cảm mến nhau lúc nào không hay.
Sau này, bố học Y, mẹ theo Sư phạm. Chuỗi ngày đằng đẵng, yêu xa khi bố lên đường nhập ngũ. Những dòng thư tay là cầu nối giữa 2 người. Bao nhớ nhung mẹ trút vào trang nhật ký’.
Dòng nhật ký của bà Phượng gửi người yêu trong những năm tháng yêu xa. Theo lời Thủy Linh, bà Phượng năm xưa là cô gái có nhan sắc, nhiều thanh niên tìm hiểu, gia đình hối thúc lấy chồng nhưng bà nhất mực từ chối, một lòng, một dạ chờ người yêu.
Mãi đến năm 27 tuổi, tròn 11 năm yêu nhau, hai người tổ chức đám cưới đạm bạc trong niềm hạnh phúc dạt dào. Hôn lễ không váy cô dâu, không veston chú rể. Bà Phượng mặc chiếc sơ mi cổ sen bố may tặng, tay cầm bó hoa chú rể tự hái.
Đám cưới đạm bạc. ‘Bố tôi kể, trước ngày cưới, ông bắt tàu hỏa từ Đà Nẵng về quê. Trên chuyến tàu chở đầy hàng hóa, lợn, gà… Vừa về đến nhà, ông chỉ kịp giặt cái quần duy nhất. Sáng hôm sau đi rước dâu, quần vẫn chưa khô, bố đành mặc chiếc quần ướt đó.
Nhà trai cách nhà gái 15 km, bố đạp chiếc xe Thống Nhất tróc sơn, vượt qua đoạn đường bùn đất, bố rước mẹ về dinh.
Cưới xong, hai người vẫn phải xa nhau. Bố quay vào Nam, mẹ thay chồng gánh vác việc gia đình. Cưới xong, mẹ có bầu ngay. Chuỗi ngày mệt mỏi, không có chồng bên cạnh nhiều lúc mẹ tủi thân phát khóc’, Thủy Linh nói.
4 năm sau ngày cưới, bác sĩ Đạo đón vợ và con gái lớn vào Đà Nẵng lập nghiệp, hai người mới có cơ hội gần gũi sớm tối.
‘Lúc này, bố mẹ chỉ có hai bàn tay trắng. Mẹ đang mang bầu tôi, chưa xin được việc nên quanh quẩn ở nhà trồng rau, nuôi lợn. Gần ngày sinh, mẹ bán đôi lợn, lấy tiền nhập viện. Nhà tôi phải di chuyển khắp nơi, khi sinh em út kinh tế bố mẹ khá hơn, mới mua được căn nhà đầu tiên.
Đẻ 3 cô con gái nhưng bố chưa bao giờ áp lực mẹ phải cố thêm mụn con trai. Với bố, con gái hay con trai đều quý như nhau’, 9x tâm sự.
3 cô con gái được bác sĩ Đạo ví như báu vật. 30 năm tình nồng
Đến nay, cuộc hôn nhân của bố mẹ Thủy Linh bước sang năm thứ 30 nhưng tình cảm họ dành cho nhau vẫn đong đầy như thuở còn là cô cậu học trò.
Mỗi khi rảnh rỗi, cặp vợ chồng lớn tuổi ‘trốn’ con vài ngày đi du lịch, ôn lại kỷ niệm xưa.
Giai đoạn hai vợ chồng bác sĩ Đạo mới vào Đà Nẵng lập nghiệp. ‘Bố mẹ tôi không thuộc tuýp người lãng mạn nhưng yêu nhau vô cùng. Thi thoảng hai người vẫn xưng hô bằng tên gọi như bạn bè. Đôi lúc cãi vã vặt vãnh nhưng chỉ 5 phút là hết, chẳng giận nhau được lâu.
Buổi tối, bố mẹ dành thời gian trông cháu ngoại, rỗi rãi thì rủ nhau xem phim kinh dị, phim chưởng. Hai người tính nết còn thanh niên lắm, bàn luận tình tiết phim, tranh luận đủ thứ.
Tôi hỏi mẹ, tại sao năm đó giữa bao người theo đuổi, mẹ vẫn kiên định chờ đợi bố. Mẹ nói, bà nhìn thấy ở bố sự chân thành.
Bố ít nói lời ngọt ngào, sự yêu thương thể hiện hết qua hành động. Trước mỗi chuyến công tác, bố ôm vợ con vào lòng, tạm biệt mới lên đường’, Thủy Linh mỉm cười nhớ lại.
Hai vợ chồng vui vầy bên các con ở tuổi xế chiều Gia đình nghèo ở Bắc Giang 13 năm nuôi con cho thầy giáo tù tội
Thời gian đầu ôm đứa con mắc bệnh bẩm sinh của chủ cũ về nuôi, gia đình chị Hồng phải bán con bò lấy tiền chạy chữa cho cậu bé.
" alt="Xúc động chuyện tình yêu của cặp vợ chồng bác sĩ từ thuở 16" /> ...[详细] -
Ly hôn cho chồng... sáng mắt ra!
Cách đây 4 năm, vợ chồng chị quyết định ly hôn sau 3 năm cưới nhau, lúc con tròn một tuổi. Chỉ sau vài tháng mâu thuẫn và cả hai xác định không thể tiếp tục cuộc sống chung. Không ai muốn ai phải đày đọa ai.
Nhìn ngoài chị không đến nỗi nào, chăm con tốt lại công việc ổn định, có thu nhập. Khi đó, rất nhiều người nói với chị: Bỏ cho hắn sáng mắt ra, xem kiếm nổi đứa nào hơn mình không? Hóa ra, rất nhiều người vợ ấp ủ chiến thắng cả sau khi đã chia tay.
Ly hôn cho chồng... sáng mắt ra! Ôi không! Chia tay với chị là khi cả hai không còn muốn ở chung một nhà, không còn muốn bước chung một đường, không còn mong muốn vun vén cho nhau.
Đã là ly hôn hoặc sống mà không hạnh phúc, nghĩa là cả hai thất bại trong cuộc hôn nhân đó. Chứ không thể đặt mình ở vị trí chiến thắng người kia. Đừng ảo tưởng biến mình thành nữ hoàng thanh cao, còn họ thành... kẻ lụn bại không ra gì.
Có thể, phụ nữ họ trong cuộc hôn nhân này, họ đã cho đi quá nhiều, mất mát quá nhiều. Chưa kể, có người mang trên vai sự tô vẽ công lao quá mức, cho rằng mình đã hy sinh, đã đánh đổi. Thế nên, nhiều người nghĩ buông mình ra, không có mình thì đối phương chạm ngày tận thế đến nơi.
Nhiều người bỏ chồng nhưng khắc khoải chờ kết quả chồng phải hối hận, phải day dứt, phải khổ sở, không bao giờ tìm lại được vì không biết nâng niu mình, vì đã để để mất mình. Cứ mãi phải tìm giá trị của mình bằng sự vớt vát, bám víu vào cảm giác của người khác.
Chia tay chẳng phải để ai sáng mắt ra làm gì cả. Mắt là mắt của người ta, sáng hay tối là lựa chọn, cách nhìn của họ. Phải nhìn thẳng rằng, có khi ở bên mình, người đàn ông từng là chồng mình cũng... bất hạnh.
Trong hôn nhân, phụ nữ luôn nghĩ mình là cao cả, cho rằng đàn ông phải thay đổi nhưng họ quên mất, nhiều khi, mình cũng là người cần thay đổi. Thay đổi cách nhìn, thay đổi cách sống, yêu thương mình nhiều hơn, trân trọng người khác hơn.
Vì hận thù sau ly hôn mà nhiều người tưởng bỏ nhau rồi vẫn gieo rắc đau khổ cho nhau. Chưa kể, con cái cũng phải gánh chịu hậu họa.
Khi chia tay, chị nói với chồng: "Chia tay mẹ là hạnh phúc lớn nhất của đời ba. Thế nên, ba hãy gắng sống tốt nhất. Hãy biết cách yêu bản thân, chăm chút nhà cửa, cuộc sống của mình và hãy tìm người phù hợp với mình hơn". Lúc đó cả hai đã không thể gọi nhau là "anh - em" nữa.
Chị tâm niệm, chồng cũ sống tốt, hạnh phúc thì chính con mình được hưởng. Họ bất hạnh thì hơn ai hết, chính con mình bất hạnh.
Chia tay rồi, đi hai con đường, cùng cầu để nhau hạnh phúc chả vui hơn sao? Nguyền cho nhau khổ sở chi vậy?
Cần gì phải chọn cách chà đạp, hy vọng người khác tệ hại để thỏa mãn cái tôi, khẳng định giá trị của mình. Nếu không thể mong nhau hạnh phúc, thì chỉ cần quan tâm đến cuộc sống của bản thân mình, mong chờ họ phải dày vò, hối hận để làm gì?
Cuộc sống ngoài kia, còn rất nhiều thứ để tận hưởng, sao phải mong chờ vào sự thất bại, đau khổ của một người đàn ông để thấy mình hạnh phúc.
Cũng có người nói với chị "hãy quay lại vì con". Với chị, quan điểm sống rất rõ ràng: Người mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc. Chị không thể vì con mà phải làm việc gì đó gượng ép, đi ngược với hạnh phúc của bản thân.
Chị không chọn cách lừa dối, giả tạo, diễn kịch với con. Bởi mọi đứa trẻ đều xứng đáng được thụ hưởng cảm xúc chân thật nhất, trước hết ngay trong nhà mình. Và con chị không bao giờ phải mang món nợ "vì con" của mẹ.
Mà nữa, từ ngày thoát khỏi cuộc hôn nhân với chị, chị phải thừa nhận chồng cũ đẹp trai, phong độ hẳn ra... Nghe đâu còn bỏ nhậu, bỏ thuốc.
Vợ có nguy cơ mất 300 triệu vì chồng phát hiện đồ chơi tình dục trong tủ
Thấy sex toy trong hộc tủ của vợ, Tiến ghen, mắng chửi và đập phá không tiếc.
" alt="Ly hôn cho chồng... sáng mắt ra!" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Liepaja vs Jelgava, 22h00 ngày 14/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
Hư Vân - 14/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Nhận định, soi kèo The Strongest vs Real Tomayapo, 6h00 ngày 11/12: Xa nhà là 'khóc'
...[详细]
-
Cách làm bánh trôi tàu thơm lừng cho ngày lạnh giá
Nguyên liệu:
Vỏ bánh: 250gr bột nếp (tuỳ lượng người ăn mà tăng lên, 250gr được khoảng 13 cái bánh), ngoài ra có thể dùng bột nếp tươi người ta bán sẵn thì càng ngon.
Nhân bánh: 50gr vừng đen (mè đen), 50gr lạc rang, 50gr dừa nạo, 150 ml nước ấm, 70gr đường cát trắng, 150gr đường phên hoặc mật mía, đường thốt nốt là ngon nhất (không dùng đường vàng hoa mai, có thể tăng ngọt hoặc giảm ngọt theo ý thích).
Gừng củ: 1 nhánh, nước cốt dừa: 200mlCách làm:
Phần nhân bánh:
Lạc, vừng rang chín, dừa nạo để lại một ít để lát rắc lên mặt bánh còn lại đem cho hết vào máy xay sinh tố cho thêm chút nước cho dễ xay rồi xay nhỏ. Hoặc có thể đem giã mịn vừng đen và lạc, còn dừa nạo thái thật nhỏ.
Vừng, lạc, dừa nạo sau khi xay nhỏ cho lên bếp cùng 70gr đường cát trắng sên lửa nhỏ cho đặc lại thành một khối như sên nhân bánh trung thu, đến khi sờ vào không dính tay có thể vê tròn được là đạt.
Trường hợp ngại sên đường thì giã vừng, lạc cho mịn, dừa nạo thái nhỏ, đem trộn chung với đường, 1 thìa canh bột nếp tạo độ kết dính và chút nước ấm cho phần nhân hơi ẩm lại rồi vo tròn nhân bánh.
Phần vỏ bánh:
Bột nếp đổ vào bát to, từ từ đổ 150ml nước ấm vào nhào đến khi bột dẻo mịn (bột nếp có thể dùng bột khô hoặc bột ướt tuỳ ý, mua được bột người ta xay ướt như bột làm bánh trôi là ngon nhất).
Chia bột thành các viên nhỏ đều nhau, ấn dẹt đặt miếng nhân vào giữa vo tròn lại, tuỳ sở thích mọi người có thể để hình tròn hoặc hình bầu dục đều được.
Đun sôi một nồi nước, đợi nước thật sôi thả các viên bánh vào luộc đến khi bánh nổi lên thì vớt bánh ra một bát nước lạnh.
Dùng một cái nồi khác cho vào 1l nước, đường phên hoặc mật mía, thêm nhánh gừng thái sợi hoặc đập dập, đun sôi nhớ hớt bọt, cho càng nhiều gừng càng ngon và thơm, không thích có sợi gừng thì xay nhỏ gừng ép lấy nước cốt (độ ngọt của nước đường có thể tự điều chỉnh cho hợp với khẩu vị)
Sau đó vớt hết các viên bánh vào nồi nước đường gừng, đợi sôi trở lại tắt bếp đậy vung kín cho bánh được nóng. Khi ăn múc ra bát thêm chút nước cốt dừa, lạc rang và dừa bào sợi lên trên.
Cách làm cốt dừa:
200ml nước cốt dừa đóng lon, cho vào nồi, thêm 20gr đường cát trắng và 1 chút muối, 2 thìa canh bột béo nếu có, 50ml sữa tươi không đường và 5gr bột năng hoà tan tất cả các nguyên liệu, bật lửa nhỏ vừa khuấy đều cho tan, đến khi hơi sôi lăn tăn tắt bếp.
(Có thể mua bột béo trong siêu thị)
Cách nấu mì ramen đơn giản nhưng ngon tại nhà
Ramen hay mì ăn liền nói chung thường được chế biến dựa theo hướng dẫn có sẵn. Tuy nhiên, với hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ làm ra bát mì ngon và khác thường ngày.
" alt="Cách làm bánh trôi tàu thơm lừng cho ngày lạnh giá" /> ...[详细] -
'Mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, tôi kiệt sức suốt 2 năm du học Nhật'
Trình độ giáo dục cao, phúc lợi xã hội tốt và mức lương "khủng" là điều những bạn trẻ ra nước ngoài theo hình thức vừa học vừa làm qua các trung tâm môi giới nghĩ tới. Ảnh: Stadee.
Theo lời hứa hẹn của bên môi giới, cô sẽ có 3 năm học ngành Quản lý kinh tế tại ngôi trường ở tỉnh Osaka, suốt thời gian đó Hiền cũng sẽ được sắp xếp công việc ổn định.
Cuối năm 2014, khi bạn bè đồng trang lứa ở quê bắt đầu những năm tháng trên giảng đường ở thành phố lớn, Hiền rời Việt Nam sau 3 tháng học tiếng.
Thế nhưng, cô "vỡ mộng" khi nhận ra lúc đặt chân đến xứ phù tang là thời điểm hành trình gian khổ thực sự bắt đầu khi phải làm quần quật đến mức kiệt sức, không có thời gian ngủ.
Không chỉ riêng Hiền, nhiều du học sinh Việt Nam khi đi lựa chọn con đường vừa học vừa làm ở nước ngoài vẫn mơ về bức tranh màu hồng, những tiện nghi, cơ hội rộng mở ở vùng đất xa xôi.
Tuy nhiên, không ít người hụt hẫng khi thực tế không giống những gì mình hình dung trước khi lên đường, và cũng khác xa với "chiếc bánh" mà các trung tâm môi giới "vẽ" ra.
Rắc rối về hồ sơ, phải làm việc kiệt sức, bế tắc đến mức trốn ra ngoài làm hay bỏ học về nước giữa chừng là những gì du học sinh thiếu tiềm lực kinh tế phải trải qua.
Vài ngày liền không được chợp mắt là chuyện thường
Hiền kể sau khi nhập trường, cô đi làm tại một nhà hàng cơm văn phòng theo sự giới thiệu của công ty môi giới. Buổi sáng đi học đến 11h, cô phải làm việc đến tối muộn nhưng lương cũng chỉ vừa đủ chi trả học phí và phí sinh hoạt. Cô bắt đầu thấy khủng hoảng khi nghĩ về khoản nợ.
Không còn cách nào khác, Hiền nhận cùng lúc 2 công việc, cô thường xuyên về nhà lúc nửa đêm. Có nhiều lần cô phải di chuyển liên tục từ tỉnh này sang tỉnh khác trên tàu điện ngầm, vài hôm liên tục không được chợp mắt cũng thành chuyện thường.
"Cày cuốc" chăm chỉ, mỗi tháng cô kiếm được 20.000 yên (hơn 40 triệu đồng). Ngoài học phí, các khoản sinh hoạt đắt đỏ, cô chỉ dành lại được số tiền ít ỏi để gửi về nhà. Và Hiền phải đánh đổi không ít để có được số tiền ấy.
Không ít du học sinh "vỡ mộng" khi ra nước ngoài. Ảnh: Ardneks.
Hiền tâm sự từng chọn thi đại học ở Sài Gòn vì bị dị ứng thời tiết mỗi khi trời lạnh, cô sợ mùa đông miền Bắc. Thế nhưng ngày đầu sang Nhật lại trúng vào mùa đông - cả người cô nổi đỏ, sưng tấy vì dị ứng. Suốt 3 tháng, Hiền sống chung với thuốc.
Những đêm tủi thân nằm khóc, cô không dám kể với cha mẹ vì sợ họ lo lắng. Không thể đợi hết 3 năm, cuối năm 2016, Hiền quyết định về nước khi chỉ mới có chứng chỉ ngôn ngữ, chưa học xong chuyên ngành. Ngày về nước, cô vẫn còn mang số nợ 50 triệu đồng.
Hiền nhớ như in khoảng thời gian khủng khiếp đó. Bất đồng ngôn ngữ, cãi nhau với sếp vì bị bắt chẹt vô lý, cô nhảy từ nhà hàng này đến quán ăn khác. Đi làm - tăng ca - học hành - thi cử - tiền nợ như vòng xoáy cuốn Hiền đi.
"Suốt 2 năm ròng, mỗi ngày mình chỉ được ngủ 2 tiếng, hôm nào nhiều lắm được 4 tiếng. Có thời điểm chỉ còn nặng 39 kg dù cao gần 1,60 m. Suốt 2 năm, mình cảm thấy kiệt sức", cô gái 24 tuổi nhớ lại.
Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio từng chia sẻ có tới 90% du học sinh, thực tập sinh Việt Nam bỏ học khi sang Nhật.
Đầu tháng 1, tại một hội thảo, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đưa ra cảnh báo về tình trạng trên một số công ty phái cử và công ty tư vấn du học lừa gạt người Việt để thu phí môi giới cao, quảng cáo sai sự thật về các chương trình vừa học vừa làm thu nhập cao.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định các công việc dịch vụ dành cho du học sinh có thu nhập thấp, chỉ đủ để trang trải một phần chi phí sinh hoạt cho các du học sinh và họ khó có thể trả hết nợ.
Điều này dẫn tới tình trạng nhiều người mang gánh nặng kinh tế khi sang đây dễ bỏ trốn, phạm tội tại Nhật Bản. Cũng theo khuyến cáo được đưa ra, có rất nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản không vì học tập mà vì mục đích kiếm tiền, chấp nhận đi làm chui theo lời dụ dỗ của các công ty môi giới.
Theo điều tra của Bộ Lao động Nhật Bản, có tới 70% trong số 6.000 công ty vi phạm các quy định lao động về làm thêm giờ bất hợp pháp, không trả lương và an toàn lao động.
Trở thành "đứa con bị đem bỏ chợ"
Theo Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK), nước này không cấm sinh viên nước ngoài làm thêm nhưng phải được nhà trường và cơ quan chức năng chấp thuận.
Theo đó, sinh viên nếu đạt những yêu cầu nhất định về tiếng Hàn chỉ được phép làm thêm từ 10 giờ đến 25 giờ/tuần. Song do điều kiện gia đình khó khăn, cộng thêm học phí đắt đỏ và mức sống cao, không ít du học sinh tự tìm việc làm thêm thông qua các trung tâm môi giới với mức hoa hồng cao, bất chấp điều này là bất hợp pháp.
Trả lời Thanh Niên vào tháng 1/2019, Phó Chủ tịch VSAK Vũ Đức Lượng cho biết: "Do hoàn cảnh nên nhiều bạn làm quá số giờ vượt quy định và không đăng ký. Trong đó, nhiều bạn làm ở nơi không được phép như xưởng công nghiệp, ngành xây dựng”.
Ông Lượng cho biết thêm các sinh viên này không hề được bảo hiểm và khi bị chủ quỵt lương cũng không dám nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
Không ít người từ bỏ việc học khi phải làm việc quá vất vả ở nước ngoài. Ảnh: Perry Tse.
Năm 2018, sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Tự động hóa của ĐH Bách khoa Hà Nội, không tìm được công việc có mức lương như ý, Nguyễn Hải (sinh năm 1995) quyết định đi Hàn Quốc theo diện vừa học vừa làm.
Nhìn những anh chị trong làng đi Hàn, Nhật đều có mức lương cao hơn hẳn trong nước, Hải nghĩ sẽ ra nước ngoài ít năm để học thêm một bằng nữa, đồng thời kiếm chút vốn, sau này có thể kinh doanh hay thực hiện những dự định đang ấp ủ.
Qua tìm hiểu từ một số người quen, Hải làm hồ sơ qua một trung tâm môi giới - nơi được giới thiệu "đảm bảo, chắc chắn tìm được việc lương cao". Với mức phí gần 300 triệu được trả góp theo từng giai đoạn cho đến lúc xuất hành, Hải "yên tâm chặt" mình sẽ có công việc với mức lương "ngon lành" vì còn có cả bằng đại học.
Thế nhưng, những mơ mộng của anh vỡ vụn khi vừa sang đến Hàn Quốc đã nghe tin công ty môi giới cho mình phá sản.
"Khi ấy mình như đứa con bị đem bỏ chợ, hoảng hốt khi vừa phải định thần xem phải làm gì tiếp theo, vừa lo lắng về việc trả nợ khoản tiền đã đóng đầy đủ trước ngày bay", Hải nhớ lại.
Bỡ ngỡ ở môi trường mới, giao tiếp hạn chế vì bất đồng ngôn ngữ, cũng không thông thạo địa hình, Hải phải tự mình làm tất cả mọi thứ mà không có người hỗ trợ hay tư vấn.
Anh tự mình đi đăng ký nhập học, tự loay hoay tìm việc làm thêm. Một tuần đầu đi làm cũng là lúc anh nhận ra thực tế không màu hồng như mình nghĩ.
Làm việc quần quật 12 giờ đồng hồ mỗi ngày tại cửa hàng tiện lợi, mỗi buổi sáng đến lớp anh nằm gục xuống bàn vì không mở nổi mắt.
Là một sinh viên không có tiềm lực kinh tế, Hải cũng như nhiều người khác xem chuyện làm việc với cường độ cao cách duy nhất để duy trì cuộc sống ở nước ngoài.
"Mình từng mơ về kế hoạch một buổi đi học, một buổi đi làm thêm, cuối tuần cùng bạn bè, đồng hương gặp gỡ, còn đi thăm thú những danh thắng ở xứ kim chi. Nhưng gần một năm ở đây, hiếm hoi lắm mình mới có dịp được thả lỏng. Có mấy lần có dịp đi sang nhà bạn chơi, mình nằm ngủ quên béng luôn trên tàu", anh chia sẻ.
Anh từng nghĩ mình sẽ cố học tập thật tốt để có cơ hội gia nhập vào một công ty nước ngoài danh tiếng, hoặc chí ít khi về nước cũng được mời chào, trọng dụng. Nhưng giờ đây, nỗi lo của chàng trai 9X là làm sao để được tăng ca, kiếm tiền trả nợ.
Không riêng gì Hải, nhiều người anh quen biết sang đây du học nhưng không chịu nổi áp lực về kinh tế, thậm chí họ chọn trốn ra ngoài làm. Dù biết là bất hợp pháp, nhưng với số nợ hàng trăm triệu, họ không dám trở về khi chưa kiếm đủ tiền.
Mỗi ngày, theo dõi trên những trang dành cho cộng đồng du học sinh Việt tại Hàn, Hải chua xót khi đọc những dòng tâm sự của anh chị, bạn bè mệt mỏi, kiệt sức, muốn bỏ về vì làm việc.
Nhiều trung tâm môi giới vẽ ra cho du học sinh bức tranh màu hồng không có thực khi ra nước ngoài. Ảnh: Illustrator Guide.
'Đảo địa ngục' từng có hàng nghìn người sinh sống ở Nhật
Được mệnh danh là 'đảo địa ngục', Hashima (Nhật Bản) nổi bật với những tòa nhà hoang phế, ảm đạm. Cách đây hơn nửa thế kỷ, nơi này là vùng đất nhộn nhịp với hàng nghìn cư dân.
" alt="'Mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, tôi kiệt sức suốt 2 năm du học Nhật'" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo FC Botosani vs Otelul Galati, 21h30 ngày 14/4: 3 điểm nhọc nhằn
Hồng Quân - 13/04/2025 20:12 Nhận định bóng đ ...[详细]
-
Người đẹp Ngọc Vân tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại xuất sắc
Phùng Bảo Ngọc Vân vừa tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương loại xuất sắc. Cô từng nhận giải thưởng Kova hạng mục Triển vọng cho sinh viên xuất sắc và có thành tích nghiên cứu khoa học
Với danh hiệu Người đẹp truyền thông, Top 10 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, thay vì dấn thân vào showbiz, Ngọc Vẫn lựa chọn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành.
Vốn là một tay ngang dạo qua sân chơi sắc đẹp, Ngọc Vân quan niệm tri thức vẫn là điều quan trọng nhất đối với cô, mặc dù showbiz hào nhoáng cũng có rất nhiều ánh đèn mời gọi hấp dẫn.
Là sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương - nơi được coi là ‘lò đào tạo’ hoa hậu ‘khủng’ nhất cả nước, Ngọc Vân cho biết cô vừa cảm thấy vui vừa thấy vô cùng áp lực.
Ngọc Vân chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn Ngọc Vân tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế với số điểm 3.8/4 'Con gái Ngoại thương vốn nổi tiếng vừa xinh đẹp lại vừa học giỏi. Đó vừa là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực đối với những ai tham gia các sân chơi sắc đẹp như Vân. Sau cuộc thi, Vân cũng có rất nhiều cơ hội trong lĩnh vực showbiz, tuy nhiên Vân vẫn tâm niệm theo đuổi sự nghiệp học hành vì đó là con đường dài, có nền móng vững chắc chứ không phải là hào nhoáng nhất thời” - Ngọc Vân chia sẻ.
Sau 3 năm miệt mài học tập, vừa qua Ngọc Vân đã tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế với số điểm 3.8/4 (thang điểm 4).
Ngọc Vân chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình Trong quá trình học tập, Vân từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường - ĐH Ngoại Thương 2017. Trong quá trình học tập tại ĐH Ngoại Thương, Ngọc Vân đã tích cực tham gia các hoạt động của khoa và nhà trường với các vai trò Đại sứ: Đại sứ ngày hội hiến máu Đại học Ngoại Thương, Đại sứ truyền thông cuộc thi Greenovation Challenge,...
Cô cũng từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường - ĐH Ngoại Thương 2017; Giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2017; Giành học bổng khuyến khích học tập của nhà trường, học bổng của doanh nghiệp cho sinh viên xuất sắc có hoạt động ngoại khoá nổi bật; Nhận giải thưởng Kova hạng mục Triển vọng cho sinh viên xuất sắc & có thành tích nghiên cứu khoa học; Nhận bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS HCM….
Ngọc Vân và thầy giáo Ngọc Vân chia sẻ: 'Tốt nghiệp Ngoại Thương có lẽ là một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời mình, là khởi đầu của những giấc mơ ấp ủ từ bấy lâu. Dù bản thân còn phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa'. Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Vân dự định sẽ vừa học thạc sĩ vừa đi làm để tích luỹ kinh nghiệm.
Khi được hỏi về công việc và nơi làm việc mơ ước, Ngọc Vân tâm sự: 'Vân rất may mắn khi có cơ hội được trải nghiệm với nhiều công việc khác nhau trong thời gian còn là sinh viên, từ việc đi dẫn chương trình, làm thiện nguyện, nghiên cứu hay một số công việc chuyên môn khác. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự thú vị và giá trị riêng, dù là môi trường showbiz, khoa học hay kinh doanh. Với mình thì người hướng dẫn trực tiếp, những đồng nghiệp, cộng sự sẽ quan trọng hơn danh tiếng của nơi làm việc, vì đó là cơ sở để một người trẻ có thể hoàn thiện, phát triển bản thân và cống hiến'.
Chọn con đường học tập và sự nghiệp, Ngọc Vân cho biết cô không hối tiếc những hào quang showbiz. Cô vẫn sẽ dùng sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi những gì tốt đẹp nhất cho các công tác thiện nguyện, xã hội.
Cậu bé bán báo ở ga Hàng Cỏ trở thành thầy giáo tiếng Anh
‘Trải qua những ngã rẽ cuộc đời, may mắn gặp được người tốt, tôi mới trở thành người có ích, sống cuộc đời lương thiện', anh Sáng xúc động nói.
" alt="Người đẹp Ngọc Vân tốt nghiệp ĐH Ngoại thương loại xuất sắc" /> ...[详细]
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
Du khách suýt bị bắt vì chụp ảnh khỏa thân ở Triều Tiên
Mới đây, Liziane Gutierrez, một người mẫu đến từ Brazil, vừa có chuyến du lịch tới 'quốc gia bí ẩn nhất thế giới'. Tuy nhiên, bất chấp quy định nghiêm ngặt tại quốc gia này, Gutierrez đã lấy cắp một chiếc mũ của binh sỹ, đồng thời chụp ảnh khỏa thân khiêu khích trong một khách sạn tại Bình Nhưỡng.
Khi tới thăm Mansu Hill Grand ở Bình Nhưỡng, nơi có bức tượng lớn của cố lãnh đạo Kim Jong Il và Kim Il Sung - cha và ông nội nhà lãnh đạo Kim Jong Un, cô gái này cũng vi phạm về chụp ảnh. Cụ thể, du khách không được chụp ảnh riêng với từng bức tượng, mà phải chụp cả hai.
Chỉ chụp riêng với một bức tượng ở đài tưởng niệm Mansu Hill Grand là trái quy định
Tiếp đó, du khách 33 tuổi này còn chụp khỏa thân trong phòng khách sạn của mình rồi chia sẻ ảnh trên mạng xã hội. Địa điểm chụp hình khỏa thân nằm cách đài tưởng niệm không xa.
Đây không phải là hành động duy nhất có thể khiến Gutierrez phải ngồi tù. Trong lúc say rượu, cô gái Brazil còn lấy trộm chiếc mũ của một binh sỹ để chụp ảnh selfie rồi trả lại. Những người khách đi cùng trên chuyến tàu, chứng kiến mọi việc và cho rằng đây là hành động điên rồ.
Chụp ảnh khỏa thân ở phòng khách sạn
Trong một clip khác, Gutierrez nói: "Nếu tỉnh táo, tôi sẽ không bao giờ cư xử như thế. Không bao giờ".
Và khi chuẩn bị rời khỏi Triều Tiên, du khách Brazil sợ toát mồ hôi khi bị yêu cầu xem lại toàn bộ ảnh chụp trong điện thoại. "Tôi phát hoảng vì mọi thứ đều bị kiểm tra. May họ không xem hết anbum chứa các ảnh bên trong", Gutierrez nói.
Tuy nhiên người mẫu 33 tuổi này khẳng định rất yêu mến đất nước Triều Tiên và sẽ quay lại. "Tôi yêu Triều Tiên. Người dân tại đây thân thiện. Đồ ăn rẻ. Và những gì tôi nhìn thấy thì đây là đất nước tươi đẹp", cô nói.
Những blogger chụp hình mạo hiểm, khỏa thân bị dân mạng chỉ trích
Chụp ảnh khỏa thân ở hồ nước thiêng, mạo hiểm đu mình trên đoàn tàu đang chạy... là những kiểu tạo dáng gây sốc của một số blogger du lịch, hứng đủ "gạch đá" từ dân mạng.
" alt="Du khách suýt bị bắt vì chụp ảnh khỏa thân ở Triều Tiên" />
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4: Trở lại với top 5
- Lễ hội thuần chay Vegan Festival sẽ tổ chức ở Hà Nội
- Món ngon Hà Nội ngày trở gió với những bát súp ngon
- Dự đám cưới của chú ruột, chàng trai mất niềm tin vào tình yêu
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
- Những khoảnh khắc tiết lộ nỗi khổ của những đôi chân siêu dài
- Top legislator starts official visit to Cambodia