Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

作者:Thời sự 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:35:18 评论数:

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký Quyết định 165 của Bộ Chính trị ban hành quy trình xem xét,ìnhkỷluậtđảngviênthuộcthẩmquyềnTrungươngBộChínhtrịBanBíthưcoi trực tiếp bóng đá thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 6/6 và thay thế Quyết định 174/2008 của Bộ Chính trị ban hành quy trình xem xét, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đồng thời, Quyết định này thay thế Quyết định 195/2008 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên là Ủy viên Trung ương Đảng.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: VGP)

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: VGP)

Theo Quyết định 165, việc xem xét, thi hành kỷ luật với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện theo quy trình 3 bước.

Bước chuẩn bị

Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Văn phòng Trung ương Đảng) hồ sơ vụ việc gồm: tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và tài liệu có liên quan.

Văn phòng Trung ương Đảng sao gửi hồ sơ vụ việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình đến các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; hồ sơ vụ việc Bộ Chính trị trình đến các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy chế làm việc.

Thường trực Ban Bí thư phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư nghe đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi tổ chức hội nghị xem xét kỷ luật.

Trường hợp nếu đảng viên vi phạm là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì Tổng Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.

Bước thi hành kỷ luật

Bước này bao gồm 2 hội nghị.

Đầu tiên là hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định kỷ luật. Thành phần dự hội nghị gồm Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng. Trường hợp cần thiết thì mời đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên.

Tại hội nghị này, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.

Tiếp đến, đại diện tổ chức đảng vi phạm, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến, tổ chức đảng có đảng viên vi phạm phát biểu; trường hợp vắng mặt thì đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng trình bày báo cáo kiểm điểm của tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và các ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có).

Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư được phân công gặp đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trước khi họp xem xét kỷ luật báo cáo về kết quả cuộc gặp, trao đổi.

Hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật hoặc biểu quyết đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.

Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật thì giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng chuẩn bị hồ sơ vụ việc để Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định không thi hành kỷ luật thì Văn phòng Trung ương Đảng thông báo bằng văn bản đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan biết.

Hội nghị thứ 2 trong bước này là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định kỷ luật. Thành phần dự hội nghị gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, các ban đảng có liên quan.

Tại hội nghị này, đại diện Bộ Chính trị đọc tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật. Kế tiếp, đại diện tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm trình bày ý kiến (nếu đảng viên vi phạm là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tổ chức đảng vi phạm có người đứng đầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự họp).

Sau đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật bằng phiếu kín. Trường hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định không thi hành kỷ luật thì ủy quyền cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên có liên quan biết.

Bước kết thúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định thi hành kỷ luật hoặc thông báo không kỷ luật.

Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư triển khai quyết định kỷ luật, thông báo không kỷ luật đến tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ xem xét, thi hành kỷ luật và bàn giao Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên có liên quan chấp hành quyết định thi hành kỷ luật.

Anh Văn