Sẽ lập đội chuyên trách ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số
Ngày 13/10,ẽlậpđộichuyêntráchngănchặnviphạmbảnquyềntrênmôitrườngsốlịch thi đấu bóng đá la liga tây ban nha tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo giao ban công tác quản lý hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình giữa Bộ TT&TTvới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình năm 2023.

Một lần nữa, câu chuyện nhức nhối về vi phạm bản quyền của ngành truyền hình lại được đem ra bàn luận.
Theo bà Phạm Thanh Thủy, Trưởng phòng Chống vi phạm bản quyền của Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV/K+), vi phạm bản quyền trên môi trường số đang là vấn nạn của ngành truyền hình, trong đó trên 80% vi phạm diễn ra trên nền tảng số.
Thống kê từ Similar Web cho thấy tại Việt Nam, có hơn 200 trang web bóng đá lậu với 1,5 tỷ lượt truy cập trong năm 2022, 200 web phim lậu với 120 triệu lượt xem mỗi tháng. Việc vi phạm bản quyền làm thất thoát đến 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu ngành công nghiệp truyền thông trong năm 2022 (theo Media Partner Asia).
Đặc biệt, các web bóng đá lậu sử dụng tên miền quốc tế và dịch vụ ẩn giấu thông tin, hoạt động công khai và thay đổi tên miền liên tục khi bị chặn. 75% web bóng đá lậu gắn quảng cáo độc hại và 97% các quảng cáo này chứa nội dung độc hại như cá độ, virus, nội dung người lớn và lừa đảo.

Đại diện K+ cho biết một trong những biện pháp đang được các nước trên thế giới áp dụng hiệu quả là chặn truy cập vào các website này. Chẳng hạn ở Úc, quyết định chặn truy cập được tòa án đưa ra. Theo đó, doanh nghiệp đưa ra danh sách mẫu, tòa án sẽ phán quyết một lần duy nhất và các nhà mạng (ISP) chủ động chặn các website vi phạm này dù có đổi tên miền hay cách thức hoạt động. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, mỗi lần đề xuất chặn một tên miền, doanh nghiệp phải làm hồ sơ mất 2 ngày để gửi đến cơ quan chức năng nhưng chỉ mất 2 phút, bên vi phạm đã đổi tên miền mới.
Bà Phạm Thanh Thuỷ cho rằng không nên chỉ chặn domain, DNS mà cần chặn cả một dải IP. Các ISP cũng cần chặn truy cập nhanh và hiệu quả hơn, áp dụng một cách linh hoạt, đồng thời cần cung cấp đầu mối liên lạc để khi phát hiện vi phạm thì có thể chặn ngay. Hiện nay, khi phát hiện vi phạm, các nhà đài không biết gửi cho ai, lòng vòng mất rất nhiều thời gian.
Đại diện K+ đề xuất để giải quyết vấn đề này, cần thành lập tổ chuyên trách (Task Force) dưới sự quản lý và giám sát của Bộ TT&TT, có sự tham gia của lực lượng an ninh, các ISP... để xử lý tất cả các nội dung vi phạm pháp luật trên môi trường số như cá độ, cờ bạc, lừa đảo, chống phá nhà nước, khiêu dâm, độc hại, vi phạm bản quyền…

Bà Tô Nam Phương, Trưởng ban Quan hệ đối ngoại-Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chia sẻ vấn nạn vi phạm bản quyền hiện nay, đặc biệt là bản quyền bóng đá, đang diễn ra vô cùng nhức nhối. Chẳng hạn, FPT đang giữ bản quyền phát sóng các trận đấu giải UEFA Champions League (C1), khi phát một trận đấu giữa đêm chỉ có vài trăm ngàn người xem, nhưng một kênh Youtube lậu có tới 1 triệu người xem.
Bà Tô Nam Phương cho rằng nếu chỉ 10% người xem lậu chuyển qua xem của FPT thì đã thu được nhiều chi phí. Vì thế, cần có các giải pháp quyết liệt để chống lại tình trạng vi phạm bản quyền và cần thành lập liên minh thay vì các nhà đài hoạt động đơn độc như hiện nay.

Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam, ông Nguyễn Văn Nhiêm, cũng lên án mạnh mẽ tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phim. Tuy nhiên, theo ông mức phạt hiện nay quá nhẹ, vừa qua có đơn vị vi phạm bản quyền bị xử lý nhưng mức phạt chỉ 90 triệu đồng. Theo ông, mức phạt cần tăng lên 900 triệu đồng mới xứng đáng và phải đánh mạnh vào tài chính mới đủ sức răn đe, các chế tài cần phải nặng hơn.

Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội truyền hình trả tiền (VNPAYTV) cũng nhấn mạnh vấn đề vi phạm bản quyền thực tế là một điều không mới, đã được bàn luận rất nhiều nhưng vẫn rất nhức nhối. Ở đây đòi hỏi sự thống nhất trong cách xử lý, chẳng hạn hiện nay, để báo về trường hợp vi phạm bản quyền, các đơn vị phát thanh truyền hình gửi hồ sơ tới 8 bên liên quan, nhưng liệu các bên có thống nhất một cách quyết liệt để chặn hay không hay có bên làm bên không, dẫn đến nghi kỵ. Vì thế, theo ông, tại hội thảo lần này, phải giải quyết được vấn đề này.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết Bộ TT&TT thống nhất thành lập lực lượng đội chuyên trách về vấn đề bản quyền với sự tham gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an. Vấn đề vi phạm bản quyền gắn với tội phạm có tổ chức, chẳng hạn kênh Xôi lạc không đơn giản chỉ là hình thức livestream lên mạng mà còn gắn với tội phạm lừa đảo trực tuyến, cờ bạc trực tuyến, cho vay nặng lãi để cá cược bóng đá.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ các nhà mạng cũng cần tham gia lực lượng này để hỗ trợ trong việc thực hiện các thống kê vi phạm, dùng các công nghệ đo kiểm, rà quét và phát hiện nhanh các vi phạm bản quyền.
Đồng thời, theo Thứ trưởng, cần đẩy mạnh truyền thông hướng dẫn người dùng, giáo dục họ không xem các chương trình vi phạm bản quyền. Các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình đưa ra các cảnh báo để người dùng hiểu họ đang tiếp tay cho tội phạm vi phạm bản quyền. Sắp tới, Bộ TT&TT có kế hoạch trao đổi với lực lượng công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trong lĩnh vực này.

-
Nhận định, soi kèo Bremen vs St. Pauli, 22h30 ngày 27/4: Tiếp đà thăng hoaCảnh sát Dubai tung phần mềm 'tiên tri' về tội ác sắp xảy raGame mobile cực hay dành cho các tín đồ của siêu nhân Marvel: Avengers Alliance 2Samsung Gear Fit2Netbook không 'rẻ' như kỳ vọngMỗi chiếc iPhone SE bán ra Apple lợi nhuận bao nhiêu?Xem tài xế dùng Kung Fu đoạt lại smartphone từ tay cướpMở hộp đồng hồ Huawei Watch, giá 25 triệu đồng tại Việt NamNhận định, soi kèo Wolfsburg vs Freiburg, 20h30 ngày 26/4: Bầy sói hết động lựcRumpl Puffe: Chăn điện di động sạc bằng cổng USB
- ·Nhận định, soi kèo Le Havre vs AS Monaco, 0h00 ngày 27/4: Theo đuổi mục tiêu
- ·Người dùng Android sẽ đón bão siêu phẩm di động tháng 4
- ·Xúc động với đoạn phim video Doraemon ý nghĩa nhất từ trước đến nay
- ·'Tháo pin laptop là hết bảo hành' hay cách dán tem 'bẫy khách' của một số cửa hàng
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Lecce, 01h45 ngày 28/4
- ·Tại sao Superman không phải là đối thủ của Batman?
- ·ICT Press Club công bố 10 sự kiện CNTT
- ·Asus tiếp tục đẩy mạnh mảng kinh doanh màn hình game trong năm 2017
- ·“Con rồng” Vertu xuất hiện
- ·VNIST: Các doanh nghiệp, tổ chức nên quan tâm ngay đến dịch vụ giám sát ATTT
- ·Cổng dịch vụ công quốc gia dùng nguồn lực đầu tư từ Quỹ Viễn thông công ích
- ·Bạn đã nhầm, Facebook thực sự vừa trải qua một năm rất kinh khủng!
- ·Thành viên AMTECH vô địch game trên laptop
- ·Lý do nhiều người “bỏ” home
- ·Chia sẻ kinh nghiệm phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố với Ngân hàng Lào
- ·Thanh Hóa: Bắt đối tượng phát tán thông tin phản động trên Internet
- ·Soi kèo góc Southampton vs Fulham, 21h00 ngày 26/4
- ·Sau Live Video, Faebook có radio trực tuyến
- ·[LMHT] Lựa chọn ‘đặc dị’: Irelia đi rừng
- ·Nguyên nhân Note 7 phát nổ sẽ được tiết lộ trong tháng này
- ·Nhận định, soi kèo Madura United vs Persik Kediri, 19h00 ngày 28/4: Chưa thấy niềm vui
- ·Uber sẽ yêu cầu khách đặt cọc tiền trước chuyến đi nếu thanh toán bằng thẻ
- ·[LMHT] Gợi ý những vị tướng thích hợp để ‘leo rank’ ở phiên bản 6.6 (Phần đầu)
- ·Chơi game tưởng như không mất phí nhưng thực tế bạn vẫn phải mất 2 triệu 1 năm
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Rennes, 2h05 ngày 27/4: Không còn đường lùi
- ·Khuyến khích thanh toán điện tử trả tiền điện, nước, cước viễn thông, truyền hình cáp
- ·Nhận định, soi kèo Como vs Genoa, 17h30 ngày 27/4: Tiếp diễn niềm vui
- ·Sư tử bị trâu rừng móc bụng treo trên sừng
- ·Hướng dẫn chụp ảnh 'Hậu Duệ Mặt Trời' bằng FotoRus
- ·[LMHT] SKT T1 thua KT Rolster trong trận quyết đấu cạnh tranh top 2 LCK Mùa Xuân 2016
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4
- ·ICT Press Club công bố 10 sự kiện CNTT
- ·Người sành công nghệ dùng Android chứ không dùng iPhone?
- ·Lợi nhuận của VNPT năm 2016 đạt 4.162 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%
- ·Chiến Quốc thi thiết kế thời trang
- ·So sánh lại hình ảnh tướng mới và cũ trong Liên Minh Huyền Thoại (Phần 1)