当前位置:首页 > Kinh doanh > Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên
Cô kể bản thân thường chọn những kiểu váy đơn giản, thanh lịch đi sự kiện hay ghi hình gameshow, thay vì đầu tư hàng hiệu đắt đỏ. Trong showbiz Việt, Thúy Ngân cũng là người đẹp hiếm hoi không gây chú ý bàng những trang phục, phụ kiện tiền tỷ. |
Với cô, quan trọng bản thân tự tin về ngoại hình nhờ ý thức ăn uống khoa học và thường xuyên tập luyện thể thao. |
Hiện Thuý Ngân tham gia một dự án phim truyền hình mới được ghi hình tại Đà Lạt. Lịch làm việc, di chuyển liên tục khiến cô nhiều lúc đuối sức nhưng luôn tự nhủ phải cố gắng. Sau 10 năm miệt mài theo nghề, Thúy Ngân được công chúng biết đến và yêu mến qua bộ phim "Gạo nếp gạo tẻ" nên không muốn phụ tất cả tấm lòng ấy. |
Nữ diễn viên hy vọng, khán giả sẽ tiếp tục đồng hành và dành tình yêu thương cho cô trong những dự án sắp tới |
Trong bộ váy tone hồng pastel, người đẹp gốc Tiền Giang “đốn” tim người hâm mộ bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng. |
Chân váy đen xếp nếp kết hợp hài hòa với phần áo xuyên thấu chấm bi. Người đẹp cũng khéo léo khi mix cùng hoa tai và giày đính đá sang trọng. |
Thúy Ngân khoe vẻ nữ tính trong thiết kế đầm tay phồng. Cổ áo chữ V cùng đóa hoa cài màu trắng thu hút sự chú ý của người đối diện. |
Váy ren trắng xếp tầng đồng điệu với đường chạy dài trên thân áo. Phần hoa cài nổi bật với tone màu nude tạo điểm nhấn hoàn hảo cho thiết kế. |
Thúy Ngân khoe vẻ đẹp nhẹ nhàng trong váy ren trắng sang trọng. Chân váy xòe nhẹ làm tăng độ nữ tính cho người mặc. |
Ngân An
Hân của phim "Gạo nếp gạo tẻ" cho biết cô tự tin về bản thân khi có đủ sự trải nghiệm, thấu hiểu và bao dung trong tình yêu. Vì thế, ai yêu cô sẽ là người may mắn.
" alt="'Nàng dâu hỗn láo' Thúy Ngân khoe nhan sắc cuốn hút khó cưỡng"/>'Nàng dâu hỗn láo' Thúy Ngân khoe nhan sắc cuốn hút khó cưỡng
Riêng ngành Y học có 45 ứng viên được hội đồng GS Cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn GS, PGS. Tuy nhiên, chỉ có 40 ứng viên được Hội đồng GS ngành thông qua (9 ứng viên GS, 31 ứng viên PGS). Như vậy, có tổng cộng 30/40 ứng viên GS, PGS đã được thông qua của ngành Y bị tố chưa đạt tiêu chuẩn.
Trong đó, đa số các ứng viên bị tố công bố bài báo khoa học trên các tạp chí mở (OA). Ngoài ra, một số ứng viên bị tố không minh bạch về số bài báo.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Úc), vấn đề nổi cộm nhất trong việc xét GS, PGS ở Việt Nam là một số ứng viên công bố trên tập san "dỏm" hay tập san "săn mồi" (predatory journals).
Việc này hay còn gọi là kĩ nghệ xuất bản khoa học dỏm mà cách đây 5 năm và gần nhất là năm ngoái ông đã đề cập tới. Vấn đề hiện nay là phân biệt tập san chính thống và tập san "săn mồi" (phi chính thống) càng ngày càng khó khăn vì các tập san phi chính thống thay đổi liên tục.
Công bố khoa học trên tạp chí phi chính thống là vi phạm quy ước về đạo đức công bố |
"Chẳng hạn trong danh sách công bố của ứng viên, tôi thấy có ít nhất một tập san mà hội đồng GS và chuyên gia phản biện cho rằng thuộc nhóm Q1 (chính thống) nhưng thật ra là tập san "dởm".
GS Tuấn cho rằng năm nay nhiều ứng viên GS, PGS bị tố đăng bài trên tạp chí OA nhưng nếu nói "gian dối" thì quá nặng nề và không đúng với bản chất của sự việc. Thực tế các ứng viên GS, PGS đã kê khai đầy đủ những bài báo họ công bố cùng những chi tiết về tập san, thời gian, số báo, số trang tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là đạo đức công bố (publication ethics) khoa học. Đạo đức công bố bao gồm những quy ước nhằm nhắc nhở nhà khoa học không được giả tạo dữ liệu, không được vặn vẹo dữ liệu theo ý mình, không công bố theo kiểu nhỏ giọt, không công bố 1 bài trên nhiều tập san, không công bố trên tập san phi chính thống...
"Ở đây các ứng viên công bố trên một số tập san "ngoài luồng" hay phi chính thống, do đó có thể nói họ vi phạm quy ước về đạo đức công bố khoa học. Vấn đề là ở Việt Nam không có nơi nào có những khoá học về đạo đức công bố cho các giảng viên đại học hay các nghiên cứu sinh, nên sự việc xảy ra cũng không quá ngạc nhiên"- ông Tuấn nói
Theo dõi công bố khoa học của các ứng viên GS, PGS của Việt Nam ngành Y và ngành Dược của Việt Nam, GS Nguyễn Văn Tuấn nhìn nhận, các bài báo trong ngành Y Sinh học và Dược học chiếm khoảng 37% tổng số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san trong danh mục ISI và điều đáng mừng là con số này vẫn tăng mỗi năm.
Nhưng điều đáng quan tâm là khoảng 90% các bài báo về Y Sinh học từ Việt Nam là do hợp tác quốc tế và do người nước ngoài chủ trì. Nói cách khác chỉ có 10% là do nội lực Việt Nam trong khi ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore, tỉ lệ này là 50%.
"Đa số các công trình nghiên cứu Y Sinh học từ Việt Nam có hợp tác quốc tế, được công bố trên những tập san có ảnh hưởng cao và được trích dẫn nhiều lần. Nhưng tuyệt đại đa số các bài báo nội lực thì chỉ xuất hiện trên các tập san có ảnh hưởng thấp. Điều này cho thấy đầu tư cho nghiên cứu y khoa ở Việt Nam còn quá thấp và hiệu suất cũng còn thấp. Cần phải có một sự thay đổi từ căn bản về chính sách đầu tư cho nghiên cứu Y học, đầu tư cho năng lực khoa học, và công bố khoa học liên quan đến ngành Y"- GS Nguyễn Văn Tuấn đề xuất.
Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y: Sẽ có giải trình
PGS.TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước, cho biết sau khi nhận được thư của GS Nguyễn Ngọc Châu, Hội đồng GS Nhà nước đã yêu cầu Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược rà soát lại hồ sơ các ứng viên. "Hiện nay Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược đang rà soát lại và sẽ có báo cáo giải trình về vấn đề này"- ông Tuấn nói.
GS Mai Trọng Khoa, Thư ký Hội đồng GS ngành Y học thông tin, hiện Hội đồng GS ngành Y chuẩn bị họp về vấn đề các ứng viên GS, PGS bị tố, khi có kết quả sẽ báo cáo lên Hội đồng GS Nhà nước.
Trong khi đó, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y, cho hay chuyện đăng ở tạp chí khoa học như thế nào khá phức tạp. Hiện nay có hàng nghìn tạp chí và có những dạng vừa hoạt động khoa học vừa có business (kinh doanh). Hội đồng GS ngành Y sẽ có những bài viết để giải trình vấn đề này.
GS Phước cho rằng những tạp chí như thế nào chắc chắn sẽ phải có sự chuẩn hóa. Tuy nhiên, sẽ phải có một bộ phận có trách nhiệm công bố hàng năm.
GS Đặng Vạn Phước thừa nhận công bố khoa học của ngành Y rất ít do người trong nước chủ trì bởi công bố khoa học của ngành Y rất khó. Trong đó, nghiên cứu về y học cơ sở là những chuyện không liên quan đến bệnh tật nhưng đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm, phương tiện càng hiện đại thì mới được tin tưởng.
Về nghiên cứu lâm sàng (chữa bệnh) cũng càng ngày càng khó vì càng ngày càng nhiều bệnh chữa được. Do vậy, những kĩ thuật phải được chứng minh và phải rất tinh vi mới có giá trị, không như cách đây 30-40 năm có thể thống kê là chữa cái gì.
“Y học là lĩnh vực rất rộng. Hướng nâng cao chất lượng là đúng nhưng tùy đặc thù từng ngành. Có những cái nếu đòi hỏi chất lượng quá cao thì cuối cùng chả quan tâm vì không có ai nghiên cứu và công bố, trong khi đó có những chuyện đời thường vẫn rất cần thiết. Cũng không thể nói rằng chạy theo số lượng công bố khoa học mà chất lượng kém, nhưng nếu chạy theo chất lượng mà không có bài nào đăng, không giải quyết được những vấn đề rất nhỏ có khi trong đời thường rất cần”- GS Phước nói.
Lê Huyền
Thêm 21 ứng viên GS, PGS ngành Y vừa bị tố và nghi ngờ không đạt tiêu chuẩn. Tính tổng cộng có 36/50 ứng viên của ngành Y, Dược (hơn 70%) bị tố cáo dù đã được Hội đồng GS ngành thông qua.
" alt="Hội đồng Giáo Sư ngành Y lên tiếng về ứng viên GS, PGS năm 2020"/>Hội đồng Giáo Sư ngành Y lên tiếng về ứng viên GS, PGS năm 2020
Tại đây, nhiều người trong buổi tiệc bày tỏ mong muốn nghe Thương Tín hát nên diễn viên gạo cội lên sân khấu.
Về số tiền được tặng 10 triệu đồng trong các bông hoa, Thương Tín bị nhầm lẫn. Ông nhìn thấy một bông hoa có gắn tờ 500 nghìn đồng nên nhân lên thành 10 triệu đồng nhưng thực tế chỉ khoảng 2 triệu đồng.
Ông không bức xúc vì bị thu lại tiền được tặng mà bởi hành vi thô lỗ, thiếu tôn trọng của MC tiệc thôi nôi.
Cụ thể, Thương Tín vừa bước xuống bậc thứ 2 của sân khấu đã bị nữ MC đến giật mạnh những bông hoa tiền trước mặt khán giả. Ông vừa loạng choạng suýt ngã, vừa xấu hổ.
Nhiều show trước đây, Thương Tín luôn vui vẻ gửi lại những bông hoa tiền nếu ban tổ chức đề nghị chia cho ban nhạc.
"Anh Tín luôn nói các anh em nhạc công đám tiệc khó khăn hơn mình nên sẵn sàng gửi lại. Anh ấy chưa bao giờ kèn cựa tiền được tặng với ban nhạc. Khi ngồi vào bàn, anh nói: Hiếu ơi về thôi, ở đây người ta không tôn trọng mình", Tô Hiếu nói thêm.
Thương Tín được khán giả yêu mến lên sân khấu tặng tiền:
Về 'số tiền hứa thưởng 700 nghìn đồng', Tô Hiếu nói đây là phần nữ MC thông báo sẽ chia lại cho Thương Tín từ các bông hoa tiền nhưng không thực hiện.
Cuối cùng, Tô Hiếu đưa Thương Tín về sau khi diễn viên hát xong. Anh thấy vấn đề tiền bạc nhạy cảm, sợ đôi co không hay nên không tranh luận thêm.
Theo Tô Hiếu, việc Thương Tín được khán giả yêu mến, tặng tiền là sự thật, không phải tiết mục được ban tổ chức dàn xếp.
Anh có hỏi một vị khách lên sân khấu và được biết họ tặng tiền vì thương diễn viên gạo cội tuổi già bệnh tật, nghèo khó.
Tô Hiếu nói thêm từ sau sự kiện này, anh sẽ quyết liệt bảo vệ Thương Tín. "Anh Tín không tiếc tiền nhưng trân trọng tình thương của khán giả. Số tiền đó thuộc về anh là đúng", nhạc sĩ chia sẻ.
" alt="Thương Tín bức xúc vì nữ MC giật bông hoa gắn tiền trước mặt khán giả"/>Thương Tín bức xúc vì nữ MC giật bông hoa gắn tiền trước mặt khán giả
Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
Điều khá bất ngờ là khi đó, nhiều sinh viên còn… chưa sợ dịch, nên các em phản đối vì muốn tới trường, tới lớp gặp bạn bè.
Nguyễn Hưng, sinh viên năm thứ 3 nhớ lại, thậm chí khi đó các em còn phản đối rất gay gắt trên Facebook. Khi đó, trường đã thực hiện xen kẽ việc học trực tuyến và trực tiếp.
Tuy nhiên, đến học kỳ II, sinh viên lại đề nghị cho học online vì thấy hiệu quả và tiện hơn nhiều.
“Khi học online, chúng em có thể xem lại bài giảng, không phải di chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian” – Hưng nói.
Theo TS Lê Việt Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chỉ sau gần nửa năm, thói quen cũng như tư duy của sinh viên nhà trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Đến đầu tháng 8 vừa qua, khi làm một cuộc khảo sát trong toàn trường, đã có 55% sinh viên đề nghị được học trực tuyến.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã đưa gần như toàn bộ giáo trình lên hệ thống học liệu số, thay thế cho giáo trình giấy, tiết kiệm được khoảng 2 – 3 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Bùi Văn Hồng, Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cũng cho hay: “Con số ấn tượng nhất là sự tương tác của sinh viên và giảng viên khi gần như 100% sinh viên, giảng viên nhà trường sử dụng nền tảng và các công cụ dạy học số”.
Song chuyển đổi số giáo dục đại học không chỉ đơn giản là câu chuyện học trực tuyến. Chuyển đổi số đại học là tập trung vào thay đổi mô hình đào tạo thông qua việc áp dụng công nghệ số.
Và dù đã 'nhanh chân' cũng như có bước tiến đột phá dưới áp lực của đại dịch Covid-19, song các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua.
Theo các chuyên gia, để chuyển đổi số thành công, cần sự quyết tâm cao cũng như chiến lược đầu tư đồng bộ, dài hơi cả về công nghệ, quản lý, vận hành, con người...
Chi phí “cực kỳ lớn"
TS Trương Tiến Tùng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, những năm gần đây, Trường ĐH Mở Hà Nội đã đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ tiên tiến, đồng bộ phục vụ cho việc giảng dạy với 3 trường quay hiện đại, 2 phòng phát triển nội dung, 7 máy chủ với các thiết bị mạng, 18 phòng công nghệ với hơn 100 máy tính bảng, camera chuyên nghiệp và gần 500 máy tính cấu hình cao tại các địa điểm học tập. Kinh phí đầu tư cho hệ thống này khoảng 5 triệu USD.
Tính toán của TS. Phạm Quang Dũng, Giám đốc Trung tâm Tin học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho thấy, nếu các trường chỉ chuyển đổi sang mô hình trường học thông minh thì chi phí đã tăng lên khoảng 60% so với đầu tư một mô hình học tập truyền thống. Các chi phí chủ yếu về thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ, phòng học thông minh đi cùng với hoạt động sư phạm, quản lý người học, giáo viên và chương trình giảng dạy thông minh…
Tuy nhiên, ông Dũng cũng kỳ vọng việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ quá trình chuyển đổi để tái đầu tư với dự kiến thu hồi vốn trong khoảng 10 năm. Đồng thời, khi chất lượng giảng dạy, uy tín, thương hiệu của trường tăng lên sẽ kéo theo nhiều người học.
Không tiết lộ con số cụ thể, PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM chỉ cho biết chi phí ban đầu là “cực kỳ lớn”, nhưng hiệu quả kinh tế là không nhiều.
Bởi chuyển đổi số trong đào tạo của trường không phải chỉ là chuyển từ học trực tiếp qua học online. Đó là cả một hệ thống từ nền tảng theo dõi người dạy, người học qua LMS đến việc xây dựng các bài giảng, bài tập online và cả một hệ thống khảo thí đánh giá kết quả đòi hỏi công bằng và chính xác. Do đó, theo ông Hà, phải coi đây là sự đầu tư dài hạn.
Phải đầu tư cho người thầy
Tại Trường ĐH Văn Lang, quá trình chuyển đổi số được bắt đầu từ năm 2008 khi trường này liên kết đào tạo với ĐH Carnegie Mellon (Mỹ), nhận 10 môn chuyển đổi cho ngành kỹ thuật phần mềm. Lúc đó, các giảng viên trong trường đã phải sử dụng hệ thống mô-đun để tải tài liệu, trao đổi với sinh viên…
“Nhưng đến nay, nếu hỏi Văn Lang đã trở thành đại học số chưa thì tôi chưa dám trả lời, nó mới chỉ là digitization, tức là số hóa tất cả những gì mình có thể số hóa được. Ở giai đoạn này, toàn bộ quy trình, tất cả mọi thứ sẽ được chuyển đổi, để có thể quản lý được trên hệ thống, mọi người có thể hiểu một cách thông suốt, có thể kết nối với nhau cho dù trực tiếp hay trực tuyến” – bà Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang nói.
Tuy nhiên, bà Trần Thị Mỹ Diệu nhận định: “Nếu hỏi có tốn kém hay không để chuyển đổi số thì thực sự là tốn kém, nhưng có cần thật nhiều tiền để chuyển đổi số được hay không thì tôi nghĩ là không cần”.
Nữ hiệu trưởng cho rằng, con người chính là nhân tố “then chốt” trong quá trình chuyển đổi số. Để đầu tư cho giảng viên thì không chỉ là môi trường để thầy cô có thể soạn được bài giảng online mà cần đầu tư cả về tư duy, phương pháp đào tạo, nâng cao năng lực thật của thầy cô.
TS. Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng đồng tình, kết quả thực hiện lộ trình chuyển đổi cho thấy phương pháp dạy học của người thầy đang là khâu chậm chuyển đổi nhất, trở thành nút thắt cơ bản nhất hiện nay.
“Nếu mình có 1 cái nền tảng chục tỷ hoành tráng, rồi hệ thống kết nối… nhưng con người không thay đổi thì không thể giúp trở thành trường đại học chuyển đổi số hay một trường đại học thông minh” - bà Diệu nói.
Với một cộng đồng giảng viên lớn của trường đại học, phải làm thế nào để mọi người cùng có một nhận thức, và cùng thấy rằng chúng ta đang thay đổi để tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn, với một giải pháp tối ưu hơn – theo bà Diệu mới là câu chuyện khó nhất.
Đồng quan điểm, PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẳng định: “Giảng viên phải năng động, chủ động làm chủ công nghệ. Các trường phải đầu tư máy chủ và trung tâm dữ liệu tốt, cùng với đó là xây dựng trường quay bài giảng. Tất cả phải thay đổi tư duy về dạy học số mới thực hiện được”.
Nhóm PV Giáo dục
Chuyển đổi số được xem là mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học.
" alt="Gỡ 'nút thắt' cho chuyển đổi số giáo dục đại học"/>Bên cạnh những nhân vật thường xuyên xuất hiện trên truyền thông như Sam Altman, CEO OpenAI, công ty đằng sau chatbot ChatGPT đình đám, hay Elon Musk, từng là đồng sáng lập OpenAI và đang sở hữu startup xAI mới thành lập, danh sách những người ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực còn hé lộ nhiều cái tên còn khá xa lạ với công chúng.
Bộ đôi được lên trang đầu nhóm lãnh đạo doanh nghiệp, do Time bầu chọn, là CEO và chủ tịch Anthropic - hai anh em nhà Amodei, Dario và Daniela.
Anthropic được thành lập vào năm 2021, tách ra từ một nhóm nhân viên cũ “nổi loạn” khỏi OpenAI. Ngay sau khi ra mắt, startup này đã huy động được hơn 700 triệu USD, trong đó 300 triệu USD đến từ Google, song số tiền này cũng chỉ giúp gã khổng lồ tìm kiếm sở hữu 10% cổ phần tại đây.
Trong thuật ngữ công nghiệp, “anthropic” có nghĩa đảm bảo hệ thống AI phù hợp với giá trị con người. Dario, 40 tuổi và Daniela, 36 tuổi, tin vào cách tiếp cận xây dựng các hệ thống AI an toàn và có trách nhiệm hơn so với các phòng nghiên cứu khác.
Startup này là công ty tiên phong thực hiện quy trình nghiên cứu “khả năng diễn giải cơ học”, cho phép các nhà phát triển có thể “quét não” hệ thống AI, tương tự như cách quét não con người, để xem điều gì đang thực sự diễn ra bên trong thuật toán, thay vì chỉ dựa vào kết quả đầu ra.
Hiện tại, Anthropic đã phát hành chatbot Claude 2, cạnh tranh trực tiếp với GPT-4, mô hình ngôn ngữ lớn mạnh nhất của OpenAI.
Danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất lĩnh vực AI do Time bầu chọn được đăng tải chi tiết tại đây.
Time công bố danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực AI