Link xem trực tiếp Cameroon vs Brazil
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1 -
Chủ đề của chương trình năm nay là trở về thập niên 80s với những màn trình diễn âm nhạc sôi động đúng chất retro cùng sân khấu sẽ tái hiện quảng trường thời đại huyền thoại rực rỡ âm thanh và ánh sáng. Cư dân Ecopark mãn nhãn với màn pháo hoa đón năm mớiĐêm giao thừa, dưới ánh sáng rực rỡ của pháo sáng cùng tiếng chuông đồng hồ ngân vang, khu đô thị Ecopark từ người già đến trẻ em, học sinh cùng phụ huynh, người Việt và người nước ngoài cùng nhau chào đón 2019.
Chương trình mở màn bằng màn trình diễn ấn tượng của đoàn diễu hành. Trước buổi biểu diễn, hàng ngàn cư dân đã tập trung rất đông trước sân khấu, háo hức đón chào buổi đại nhạc hội lớn nhất trong năm. Người dân khu đô thị Ecopoark có thể thảnh thơi ăn tối cùng gia đình và đón năm mới trong ngay trong khu đô thị với một đại tiệc âm thanh, ánh sáng không kém phần hoành tráng. Sân khấu được thiết kế như quảng trường Times - New York những năm 80 và những ca khúc mash-up kinh điển của thập niên 80s. Cỗ máy thời gian phát ra những tín hiệu đầu tiên, vũ công trong trạng phục hiện đại xuất hiện cùng màn biểu diễn trên tiết tấu âm nhạc EDM mang đậm chất futuristic. Tất cả đã đưa khán giả trở về không gian của thập niên 80. Màn pháo hoa mãn nhãn cùng với giai điệu quen thuộc Happy New Year vang lên như một lời chúc mừng năm mới đầy trọn vẹn mà chủ đầu tư dành cho cư dân làng Eco. Dưới ánh sáng rực rỡ của pháo sáng cùng tiếng chuông đồng hồ ngân vang, cư dân Eco cùng nhau đón năm mới tại Ecopark - khu đô thị đáng sống bậc nhất hiện nay.
">
Lệ Thanh -
Đến Australia với đôi bàn tay trắng, đôi vợ chồng trẻ đã miệt mài trong nhiều năm để gây dựng một cơ ngơi đáng nể. Chàng trai đi xe sang cứu vớt đời ông chủ Việt kiều ở trời TâyNhững bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Nữ trinh sát xinh đẹp kể phút đấu trí nghẹt thở với trùm buôn lậu
Chuyện tình trên căn gác nhỏ của cặp đôi phố cổ
Bước ngoặt của người đàn ông xa xứ
Trời chưa sáng. Đường xá vắng hoe. Bên trong tiệm bánh KP ở khu vực Carindale (Brisbane, Australia) đèn sáng choang. Chúng tôi đứng bên ngoài nhìn vào. Người đàn ông trung niên đang mải mê với công việc.
Dường như không một giây phút nào ông nghỉ tay. Từng miếng bột, từng chiếc bánh chưa nướng, từng sản phẩm ra lò... tất cả do một mình ông quán xuyến.
Tiệm bánh KP Ông vẫn miệt mài với công việc, không hề hay biết có người đang nhìn mình. Đến khi chúng tôi gõ vào cửa kính nhiều lần, ông mới nhìn ra. Ông nở nụ cười thật tươi, giơ cao cánh tay vẫy chào và mở cửa...
Theo ông qua nhiều tủ hàng, chúng tôi vào được bên trong. Trước mắt chúng tôi, ở giữa nhà là chiếc bàn lớn bên trên có nhiều mâm bột đã nhào sẵn.
Xung quanh dọc theo tường nhà, hàng loạt máy, lò nướng đã hoạt động. Ở một góc khuất, một phụ nữ đứng tuổi cũng đang tạo dáng cho từng chiếc bánh.
"Bà xã tôi đó", ông giới thiệu. Chị gật đầu chào kèm theo nụ cười thân thiện.
Ông Hùng và bà Thảo với các công đoạn hình thành một ổ bánh. "Chúng tôi bắt đầu một ngày làm việc từ lúc 0 giờ. Nghề làm bánh rất quan trọng ở khâu chuẩn bị bột. Tôi nhồi tất cả các loại bột theo nhu cầu của khách.
Sau khi có bột, theo từng loại, bà xã và tôi cùng tạo ra bánh rồi tiếp tục những công đoạn khác trước khi đưa bánh vào lò", ông cho biết.
Ông là Trương Hoàng Hùng (55 tuổi) quê quán Long Xuyên, An Giang. Ông Hùng đến Australia vào năm 1993 với đôi bàn tay trắng, không nghề nghiệp, không vốn liếng.
Trải qua 25 năm trên xứ người, ông đã có một cơ ngơi vững vàng, một gia đình êm ấm. Được như thế, ông đã phải làm việc rất nhiều.
Ông kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu tiên tha hương phải làm bất cứ công việc gì để mưu sinh. Một trong những việc giúp ông qua được giai đoạn khổ ải nhất là nghề may.
Ở Australia không có chiếc xe hơi riêng xem như bị cùm chân. Nhưng không có tiền mua xe, hàng ngày ông phải đi bộ, xe buýt và các phương tiện vận chuyển công cộng để đến nơi làm việc. Mỗi ngày, ông phải làm nhiều giờ để có thêm thu nhập.
Một lần, trong lúc rỗi rảnh, ông dạo chơi một vài nơi và gặp một thanh niên gốc Việt đi chiếc xe khá sang trọng. Theo đánh giá của nhiều người, chiếc xe này có giá khoảng trên 100.000 Aud (đô la Australia).
Ông nhìn người thanh niên này vừa tò mò vừa ngưỡng mộ. Ông lân la làm quen để tìm hiểu xem anh ta làm nghề gì mà có thể giàu đến thế.
Người thanh niên này kém ông 5 tuổi, thật thà nói với ông: Nghề bánh mì. Anh ta cũng cho biết thêm chỉ trong một thời gian ngắn, lợi nhuận từ kinh doanh bánh mì đã giúp anh còn mua được một căn nhà trị giá 800.000 Aud.
Ý tưởng thoát kiếp nghèo lóe lên và ông đã mạnh dạn đề nghị với anh thanh niên xin được theo học nghề.
Người thanh niên đồng ý. Vậy là mỗi ngày cứ từ 0g ông Hùng có mặt tại lò và chỉ trong 6 tháng, ông nắm bắt được mọi bí quyết của nghề nghiệp để rồi chính nghề này đã tạo ra cho ông sự nghiệp như hôm nay.
Ông chủ người Việt trên đất Australia
Bà Phương Thảo, vợ ông, vừa làm xong mấy chiếc bánh. Cho vào khay, ông đặt vào nơi riêng để bột nở đúng độ.
Tiệm bánh mì giúp vợ chồng ông Hùng mua được nhà, xe, nuôi hai con ăn học ở Úc. Ông tiếp tục lấy mấy khay bột đã nở cho vào nướng. Toàn bộ lò nướng và các thiết bị sử dụng trong khâu chế biến đều chạy bằng điện.
Ông Hùng cho biết, các thiết bị này hiện nay đã cũ kỹ nếu không muốn nói là lạc hậu. Tuy nhiên do thao tác lâu ngày đã nhuần nhuyễn nên ông thấy chưa cần nâng cấp.
Mở cửa lò lấy ra một mẻ bánh đã chín, ông Hùng cho vào mâm đưa ra phía trước trưng bày.
Vừa làm ông vừa nói: "Anh có nghĩ rằng tiệm bánh này là nơi tôi học nghề, thành nghề và không lâu trở thành chủ tiệm không?
Tôi theo học nghề do anh Hoành chủ tiệm chỉ dạy. Mỗi ngày một món bánh, tôi cẩn thận tiếp thu và kín đáo ghi chép lại thành một tập với đầy đủ các bí quyết. Cũng nhờ vừa khéo tay vừa sáng dạ nên chỉ trong 6 tháng tôi có thể trở thành thợ chính.
Bánh mì chờ đưa vào lò. Lúc này, tôi chính thức làm cho tiệm bánh của anh Hoành. Có lần anh có việc cần phải về Việt Nam vài tháng, anh muốn giao cho tôi đứng thợ chính trong lúc anh vắng mặt.
Có lẽ chưa tin vào khả năng, anh yêu cầu tôi làm thử vài mẻ. Tôi nói không cần thử. Thế là một mình tôi làm đủ tất cả các loại bánh khiến anh ta giật mình.
Anh không ngờ tôi lại làm được. Tôi tiếp tục làm thợ cho anh Hoành thêm vài năm nữa. Tôi cũng đã mua được nhà và xe. Điều này chứng minh cho lập luận của nhiều người, chỉ có nghề bánh mì là nhanh khá nhất.
Làm được 3 năm, gia đình anh Hoành lục đục và ly hôn. Tiệm bánh phải rao bán. Có lẽ đây cũng là cơ hội để tiến xa hơn, tôi vay mượn khắp nơi được số tiền 105.000 Aud mua lại tiệm".
Từ ngày có tiệm, vợ chồng ông Hùng ra sức làm việc. Sức bán khá mạnh khiến chúng tôi phải thuê thêm người làm. Công việc làm ăn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Nợ nần đã trả hết, hai con ông cũng đã thành tài. Một người đã có gia đình và một người vừa trở thành luật sư. Nhưng sau đó, họ vẫn trở về bên tiệm bánh này, nơi đã tạo ra nguồn sống của cả một gia đình.
Mấy năm gần đây việc kinh doanh của gia đình ông giảm sút vì siêu thị được mở ra kề cận. Người mua vào siêu thị mua hàng, mua luôn bánh trong đó làm cho sức bán của tiệm ông giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, dù sao nghề bánh cũng vẫn còn giúp gia đình ông sống được ở nơi đất khách quê người.
Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng
Được xây vào thập niên 30 của thế kỷ trước với diện tích 2.000 m2 gồm cả bể bơi, vườn hoa..., biệt thự của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà được đánh giá là công trình nguy nga thời bấy giờ.
"> -
Trần Văn Hà - chàng trai khuyết tật - được dân mạng biết đến sau hành trình vượt 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội đăng ký hiến xác. Hôn nhân viên mãn của chàng trai xương thuỷ tinh và người vợ xinh đẹpNgười đàn ông 28 tuổi có vóc dáng nhỏ bé chỉ bằng đứa trẻ lên 10, song vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Anh nên duyên với cô gái xinh xắn, lành lặn khiến nhiều người cảm động.
2 năm sau khi lập gia đình, vợ chồng anh sống trong căn nhà trọ 30 m2. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, song gia đình tràn ngập niềm vui, tiếng bi bô của trẻ nhỏ.
Chưa bao giờ thấy cuộc sống khó khăn
Ngày 14/5/2017, Trần Văn Hà và người bạn đời Lô Thị Giang chính thức về chung một nhà. Rất nhiều người thân, bạn bè gửi tới họ lời chúc phúc. Mối tình của Hà - Giang vượt qua sóng gió để nhận được sự đồng thuận từ 2 bên gia đình.
Gia đình Hà - Giang có thêm thành viên mới là bé Nhím 17 tháng tuổi Người đàn ông 28 tuổi, chỉ nặng vỏn vẹn 21 kg cho Zing.vn biết cuộc sống hiện tại của anh vui vẻ hơn trước rất nhiều.
Hiện Hà làm công việc liên quan đến mạng Internet tại nhà. Số tiền hàng tháng của anh đủ để để nuôi gia đình nhỏ, dù còn nhiều thiếu thốn.
"Một mình kiếm tiền nuôi bé Nhím, chữa bệnh cho vợ. Tất cả tiền sinh hoạt của gia đình đè nặng lên tôi. Dù thu nhập không nhiều, chưa bao giờ tôi cảm thấy cuộc sống khó khăn", Hà tâm sự.
Khi được hỏi điều gì khiến người đàn ông này cảm thấy khó khăn nhất, anh chỉ mỉm cười, cho hay con người anh sinh ra là để leo núi và không quan tâm đến chướng ngại vật.
Anh Hà chia sẻ ban đầu khi hai vợ chồng ở riêng gặp không ít khó khăn. Giang mang thai ăn uống khổ cực, con sinh ra được 7 tháng phải cai sữa vì mẹ bị bệnh. Anh lặn lội một mình đưa vợ ra Hà Nội chạy chữa.
Sau tất cả, người đàn ông bé nhỏ này luôn lạc quan và cho rằng cuộc sống đã rất may mắn với mình. Anh hạnh phúc khi số phận đã cho mình một gia đình, đặc biệt là cô con gái bé nhỏ được khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác.
Gia đình là nguồn động lực lớn nhất
Từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, người đàn ông này luôn cho rằng mình không thể lấy vợ và càng khó có thể có con. Tuy nhiên, khi vợ mang thai, anh đã hét lên trong nước mắtm cảm giác hạnh phúc khi đó được anh diễn tả là "rất phê".
Từng làm mọi công việc không kể ngày đêm để có tiền nuôi con, chữa bệnh cho vợ, Hà luôn thể hiện sự độc lập. Anh không nhận sự giúp đỡ của mọi người. Hơn 2 năm kể từ khi có gia đình, anh cố gắng lo mọi thứ, thậm chí còn nhận nuôi và giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh.
Hỏi động lực gì khiến anh làm được điều đó, người đàn ông quê Nghệ An cho rằng anh muốn dùng khả năng của bạn thân để truyền sự tự tin, làm chỗ dựa tinh thần cho những người yếu thế trong xã hội.
Từ lúc quyết định kết hôn cho đến nay, "cặp đũa lệch" này luôn khiến nhiều người ngưỡng mộ Điều quan trọng hơn cả, ông bố trẻ mong muốn những điều mình làm sẽ được mọi người nghi nhận. Đặc biệt, anh mong có thể truyền động lực, tinh thần đến con gái bé nhỏ của mình.
Cơ thể không được lành lặn, song Hà khẳng định anh luôn tự tin về bản thân và hài lòng với những gì mình có.
Người đàn ông có thân hình bé nhỏ tiết lộ con gái của anh hiếu động, tinh nghịch, rất quấn cha. Mong muốn lớn nhất của anh là bé hay ăn chóng lớn. Nếu như có điều kiện, anh muốn mở một văn phòng làm việc rộng rãi, khi con gái lớn sẽ cho vợ đi học nấu ăn.
Hiện tại, Trần Văn Hà luôn nỗ lực làm việc, chăm lo cho gia đình, hy vọng có một miếng đất để xây ngôi nhà nhỏ cho hai vợ chồng cùng con gái sinh sống.
Vợ và con gái của Trần Văn Hà
Trần Văn Hà (quê Nghệ An) có thân hình nhỏ bé vì mắc bệnh xương thủy tinh, bị liệt từ nhỏ. 28 tuổi, Hà nặng vỏn vẹn 21 kg, tay chân teo tóp, đi lại trên chiếc xe lăn điện.Trong khi đó, Lô Thị Giang sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. May mắn hơn Hà, cô sở hữu thân hình lành lặn, nhưng cuộc sống vất vả.
Lời chúc ngọt ngào và lãng mạn cho người yêu xa
Các cặp đôi yêu xa ít có cơ hội gặp gỡ, tâm tình. Vì vậy, hãy dành những lời chúc Valentine ngọt ngào, lãng mạn cho một nửa của mình nhé.
">