Nhận định

Nhà xe cấp cứu nói gì việc cha định đặt thi thể con vào thùng xốp đưa về quê

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-23 22:20:34 我要评论(0)

Sáng 14/8,àxecấpcứunóigìviệcchađịnhđặtthithểconvàothùngxốpđưavềquêtrực tiếp tennis hôm nay Vitrực tiếp tennis hôm naytrực tiếp tennis hôm nay、、

Sáng 14/8,àxecấpcứunóigìviệcchađịnhđặtthithểconvàothùngxốpđưavềquêtrực tiếp tennis hôm nay VietNamNetđăng tải thông tin về anh T.M.G (ngụ Cà Mau) định đặt thi thể con vào thùng xốp và bắt xe khách về quê vì cạn kiệt tiền bạc. Trước đó, anh đã thuê xe cấp cứu với giá 16 triệu đồng để đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào ngày 5/8, tuy nhiên bé không qua khỏi. 

Chiều cùng ngày, trao đổi với VietNamnet, ông Lê Hồng Sơn, đại diện Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt, đơn vị nhận vận chuyển cấp cứu bệnh nhi trên, cho biết ông đã nắm thông tin về vụ việc. Cá nhân ông cảm thấy "trong lòng hơi buồn".

Ông Sơn cho rằng một chuyến xe cấp cứu từ TP.HCM về Cà Mau để đón bệnh nhi đến viện an toàn, với đầy đủ trang thiết bị, điều dưỡng, bác sĩ, máy thở oxy… thì 16 triệu đồng là chi phí hợp lý, không cao, không phải “chặt chém”. Bệnh nhi cũng được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM an toàn.

Cũng theo vị đại diện này, công ty không có chi nhánh ở Cà Mau. Khi người dân liên hệ dịch vụ, xe phải đi từ TP.HCM về khoảng 5-6 giờ. Trong trường hợp này, gia đình bệnh nhi đồng ý với giá công ty đưa ra, cũng không nói hoàn cảnh khó khăn, có hợp đồng thỏa thuận, công ty cũng không ép buộc người dân.

Hợp đồng thỏa thuận vận chuyển cấp cứu 16 triệu đồng từ Cà Mau đi TP.HCM. Ảnh: BVCC.

“16 triệu là giá hợp lý”, ông Sơn nhấn mạnh nhiều lần. Ông cho rằng nếu gia đình bệnh nhi nói trước có hoàn cảnh khó khăn, công ty sẽ giảm hoặc miễn phí vận chuyển. "Chúng tôi vẫn giúp đỡ những trường hợp khó khăn nhưng người nhà không nói thì sao chúng tôi biết", ông giải thích.

Trả lời câu hỏi “công ty có phải báo cáo về giá dịch vụ vận chuyển cho Sở Y tế TP.HCM – đơn vị cấp phép hay không”, ông Sơn cho biết đây là giá của công ty. "Nếu công ty có vi phạm, Sở Y tế sẽ rút giấy phép. Nếu chúng tôi ép buộc người dân rồi đòi 16 triệu đồng, khi đó mới là vi phạm và bị pháp luật xử lý. Từ Cà Mau lên TP.HCM mà đòi 50, 70 triệu đồng mới là cắt cổ", đại diện đơn vị vận chuyển nói. 

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM, hiện nay, chưa có quy định áp dụng chung đối với dịch vụ xe cấp cứu. Nhiều gia đình bệnh nhân nghèo gặp khó khăn với phí dịch vụ vận chuyển cao ngoài khả năng kinh tế.

Tình trạng này khiến người dân có thể phải lựa chọn xe taxi, xe khách, xe dù thay vì xe cấp cứu đủ cơ sở vật chất và nhân sự trong quá trình vận chuyển. Khi đó, người dân sẽ không được hưởng dịch vụ y tế một cách đầy đủ và an toàn nhất. Ngoài ra, nếu chi phí vận chuyển cấp cứu quá cao, người dân có thể sẽ không lựa chọn đến bệnh viện đúng tuyến, đạt chất lượng và giảm cơ hội được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao.

Ông Hùng đánh giá Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần kết hợp để đưa ra một mức giá khung, mức giá ngạch đối với giá dịch vụ xe cấp cứu ngoài bệnh viện. Đồng thời, cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát, thẩm định cơ sở khám chữa bệnh, xe cấp cứu đảm bảo điều kiện khi lưu thông, cung cấp dịch vụ, tránh xảy ra tình trạng xe trôi nổi, giả xe cứu thương để trục lợi. Từ đó, xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý về giá dịch vụ xe cấp cứu.

"Trong trường hợp cấp thiết nhưng cần phải thỏa thuận giá dịch vụ trước khi sử dụng, người dân nên ưu tiên các xe cấp cứu của bệnh viện rồi mới cân nhắc đến dịch vụ cấp cứu tư nhân khác", ông Hùng nói. 

Con trai anh G. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM điều trị nhưng không qua khỏi. Ảnh minh hoạ: GL.

Trước đó,vợ của anh T.M.G sinh con khi thai mới 23 tuần tuổi tại một bệnh viện ở Cà Mau. Bé rất yếu vì sinh non. Anh G. muốn đưa bé lên TP.HCM để có cơ hội điều trị tốt hơn. Bác sĩ đã cho anh số điện thoại liên hệ xe cấp cứu.

Một người phụ nữ nhận điện thoại và báo giá 16 triệu đồng. Anh G. phải chuyển khoản trước 50%, khi xe đến bệnh viện, anh phải đưa thêm 50% còn lại.

Gia đình khó khăn, anh phải vay mượn thêm họ hàng để đủ tiền thuê xe đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào ngày 5/8. Do tình trạng nặng, bé qua đời ngày 8/8.

Anh G. ôm thi thể con xuống nhà đại thể làm thủ tục, không còn tiền mua quan tài. Người ở nhà đại thể khi biết hoàn cảnh của người đàn ông này đã liên hệ Phòng công tác xã hội. Sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã hỗ trợ quan tài cho bé và chuyến xe miễn phí đưa 2 cha con về quê nhà Cà Mau. 

"Bệnh viện không nói tôi cũng không biết mình đã thuê xe với giá quá cao như vậy", anh G. chia sẻ. 

Vụ cha định đặt thi thể con vào thùng xốp: Bệnh viện ở Cà Mau báo cáo gì?

Vụ cha định đặt thi thể con vào thùng xốp: Bệnh viện ở Cà Mau báo cáo gì?

Theo báo cáo của Bệnh viên Sản Nhi Cà Mau, tất cả nhân viên khoa Sơ sinh không tư vấn chuyển viện, đồng thời không liên hệ hay cho số điện thoại của xe cấp cứu từ bên ngoài.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Trước đó, nửa cuối năm 2016 Digiworld tuyên bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm giảm hơn 50% so với trước, từ mức dự kiến 139,84 tỷ đồng xuống còn 65 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của việc một công ty phân phối thiết bị ICT lớn như Digiworld giảm doanh thu là do chính sách kinh doanh của Microsoft thay đổi, lúc đó hãng giảm lượng bán điện thoại Nokia tại Việt Nam khiến doanh thu của Digiworld - vốn phụ thuộc khá lớn vào doanh thu điện thoại Nokia mà DGW phân phối - bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, việc các nhà bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop chiếm thị phần lớn, tự nhập trực tiếp hàng hóa từ hãng chứ không qua các nhà phân phối như Digiworld khiến cho doanh thu không chỉ của DGW mà cả các nhà phân phối hàng công nghệ khác gặp khó, doanh thu giảm.

Từ cuối năm ngoái, DGW đã chính thức công bố sử dụng 20 năm kinh nghiệm phân phối của mình vào việc phát triển thị trường cho các thương hiệu mới, tức làm thêm công việc tiếp thị, tạo kênh phân phối, bán hàng… cho các hãng chứ không chỉ nhập hàng về bán như một nhà phân phối thông thường. Công ty cũng từng ám chỉ việc nhìn sang các ngành hàng mới hơn ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hôm nay 12/4, trong buổi gặp mặt với một số phóng viên và các nhà môi giới chứng khoán trước khi tổ chức đại hội cổ đông, DGW chính thức công bố nhảy sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Công ty đặt kế hoạch doanh thu 80 tỷ đồng trong năm nay, có lợi nhuận trong năm 2018, tăng trưởng 100% hàng năm và sẽ đạt doanh thu 600 tỷ đồng vào năm 2020.

Ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT và CEO Digiworld, cho biết cuối tháng 5, đầu tháng 6 công ty sẽ tung ra sản phẩm thực phẩm chức năng đầu tiên. Cụ thể, công ty vẫn thực hiện công việc phát triển thị trường cho thực phẩm chức năng tương tự ngành ICT, phân phối nó đến các kênh nhà thuốc và bán ra cho người tiêu dùng.

" alt="Doanh thu di động giảm, ông lớn phân phối làm thêm... thực phẩm chức năng" width="90" height="59"/>

Doanh thu di động giảm, ông lớn phân phối làm thêm... thực phẩm chức năng

Mashable đã có một bài phỏng vấn với các chuyên gia để đưa ra lời khuyên những gì nên làm và không nên làm trên Facebook của người thân sau khi họ mất. Vnreview xin lược dịch lại bài viết để các bạn tham khảo:

Một số người cảm thấy bắt buộc phải viết một tin nhắn chia tay trên tường của người đã chết khi nhận được tin tức này. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng rất có thể một số thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết có thể vẫn chưa nhận được tin tức này. Vì vậy, đừng nói lời tiễn biệt vội vã trên Facebook.

Costanza Passeri, giám đốc PR tại Dimoso, đã tìm hiểu về cái chết của 2 người bạn bởi vì có người gửi thông điệp chia tay trên Facebook: "Tôi biết mọi người đều có quyền bày tỏ sự đau đớn theo nhiều cách khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng vẫn nên để ra một khoảng thời gian để tôn trọng. Ngay khi nhìn thấy những tin tức được chia sẻ, tôi đã cảm thấy rất đau khổ".

Tamanna Miah cũng đồng ý với quan điểm này. Cô phát hiện qua Facebook rằng bạn thân nhất của mình đã qua đời: "Thật khủng khiếp khi thức dậy và nhìn thấy nó đầu tiên và thấy Facebook và Twitter của anh ấy với những lời bình luận, hình ảnh và tin nhắn".

Để gia đình người quá cố thông báo trước là lựa chọn tốt nhất. Hãy kiên nhẫn chờ cho gia đình họ thông báo chính thức trước khi bạn xem xét việc bình luận hoặc đăng bất cứ điều gì.

Khi bạn mất đi một người bạn và bạn thực sự nhớ họ, thật khó để biết phải làm gì với mớ cảm xúc này. Đó có thể là lí do bạn gắn thẻ "miss you" trên các bài viết và nó sẽ hiển thị lên News Feeds của bạn bè và người thân trong gia đình người quá cố. Và nếu có nhiều người cùng gửi tin nhắn như vậy, bạn sẽ lấn áp tình cảm của những người thân yêu trong gia đình người chết.

Khi bạn trai của Giám đốc nghệ thuật Mirella Aponte chết cách đây 4 năm, cô cho biết có khoảng 30 người đăng dòng tin "nhớ người bạn thân nhất của tôi" trên tường của anh ấy. Cô nói: "Nếu đó là sinh nhật hay kỉ niệm gì đó trong năm tôi sẽ tha thứ cho họ. Nhưng ngược lại nó gây ra sự phiền nhiễu. Hãy gọi cho người bạn thân nhất của bạn khi bạn đang buồn, đừng làm phiền bạn bè trên Facebook của anh ấy bằng cách này".

" alt="Ứng xử thế nào với tài khoản Facebook của người đã khuất?" width="90" height="59"/>

Ứng xử thế nào với tài khoản Facebook của người đã khuất?