Ở nhiều quán Milano - chuỗi quán cà phê mang về (take away) đang nổi lên ở TP.HCM vài năm gần đây - khách hàng có thể đưa điện thoại có cài ứng dụng ví điện tử đến máy thanh toán của quán,Đãcóthểquétđiệnthoạiđểtrảtiềnởquáncàphêlềđườtrực tiếp bóng đá c1 máy POS này sẽ quét mã trên ứng dụng và trừ tiền trong tài khoản ví điện tử thay vì khách phải móc ví trả tiền mặt.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị M-Service (công ty sở hữu ví điện tử MoMo) so sánh ví von ví điện tử như kênh rạch, ngân hàng như dòng sông.
Nói rõ hơn, ông Nguyễn Mạnh Tường - Phó Tổng giám đốc MoMo - cho biết hiện nay các giao dịch trên ví MoMo nằm ở mức 100-200 ngàn đồng, thậm chí dưới 100 ngàn đồng. Ngược lại, ở các khoản lớn hơn, từ 1-2 triệu đồng trở lên, khách hàng có xu hướng dùng ngân hàng.
Do đó, trách nhiệm của ví điện tử là cung cấp dịch vụ đến những khách hàng có những khoản chi nhỏ lẻ mà ngân hàng không đủ nhân lực để bao quát tới, hoặc số tiền quá nhỏ không đáng kể. Ông Tường ví dụ tương lai thậm chí ví điện tử có thể được dùng để thanh toán cho những khoản rất nhỏ như tiền gửi xe máy – trị giá vài ngàn đồng.
Phó Tổng giám đốc MoMo cho biết hiện đã triển khai các dịch vụ tương tự, như ở chuỗi quán cà phê Milano kể trên. Với dịch vụ này, khách hàng uống cà phê dù chỉ 10.000 đồng cũng có thể dùng ví điện tử, bằng cách mở ứng dụng lên, cho máy quét mã QR Code, mã vạch lướt qua là có thể thanh toán tiền mà không cần móc ví.
Đối với khách hàng nhỏ lẻ như quán cà phê, chỉ có đơn vị ví điện tử mới đủ nhân sự tiếp cận trong bối cảnh ngân hàng không đủ nhân lực. Ngoài ra, việc hiện đại hóa trong thanh toán có thể giúp những merchant (đơn vị bán hàng) nhỏ lẻ như quán cà phê, hiệu bánh… có được nguồn thông tin khách hàng, để từ đó đưa ra các chính sách hậu mãi tốt hơn. Điều này sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các cửa hàng nhỏ so với các chuỗi lớn hơn được đầu tư bài bản.
Nhiều giáo viên mầm non hợp đồng 60 của tỉnh không được ưu tiên xét tuyển viên chức
Một giáo viên ở trường mầm non Lam Sơn (phường Lam Sơn) cho biết, hầu hết các cô đã làm nghề từ năm 2013 – 2014 đến nay và có bằng đại học chính quy. Năm 2015, toàn thị xã có 42 suất được xét viên chức. Trong số này có 19 trường hợp chưa đủ năm công tác nên phải lui lại và được UBND tỉnh ký thoả thuận “hợp đồng 60”.
Ngày 26/3/2018, UBND thị xã Bỉm Sơn có công văn số 529 về phương án xét tuyển viên chức bậc học mầm non công lập năm 2018.
Theo đó, số lượng cần tuyển là 52 người (46 giáo viên mầm non, 6 nhân viên hành chính kiêm kế toán). Phương thức xét tuyển ưu tiên theo trình độ từ cao xuống thấp, nhưng lại bỏ qua những giáo viên hợp đồng lâu năm trước đó.
Một giáo viên trong số đó cho rằng:“Chúng tôi không được ưu tiên xét biên chế. Xét tuyển thì theo hình thức phỏng vấn cộng với điểm học tập như vậy là không công bằng”.
Tìm hiểu, trong danh sách kết quả xét tuyển viên chức đợt 19/5 vùa qua có 46 người đậu, trong đó chỉ có 8 trường hợp là đại học sư phạm chính quy; 8 đại học tại chức; hầu hết còn lại là các trường trung cấp.
Kết quả trúng tuyển đợt tuyển viên chức
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Duy, Trưởng phòng Giáo dục thị xã Bỉm Sơn cho biết, trước khi tổ chức xét tuyển, thị xã đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc xin xét tuyển và xét tuyển đặc cách viên chức bậc học mầm non.
Ngay sau đó, tỉnh Thanh Hóa có văn bản trả lời hình thức tuyển dụng xét tuyển, không có đặc cách. Từ đó, thị xã đã xây dựng phương án xét tuyển ưu tiên trình độ từ cao xuống thấp.
Trưởng phòng Giáo dục thị xã Bỉm Sơn: "Các cô không được ưu tiên là thiệt thòi"
“Khi tham mưu xây dựng phương án, tôi có đề cập đến việc ưu tiên đối với những trường hợp “hợp đồng 60 của tỉnh” nhưng không được. Các cô đã cống hiến lâu năm, không được ưu tiên là quá thiệt thòi”, ông Duy nói.
Ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết, thị xã cũng đã rất quan tâm tới các trường hợp này. Tuy nhiên, Bỉm Sơn căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật để xét tuyển.
" alt="Thanh Hóa: Xét viên chức mầm non, hợp đồng lâu năm bị ‘lãng quên"/>