您现在的位置是:Công nghệ >>正文
‘Tôi mong Tết 2022 ngắn lại, công ty vẫn hoạt động bình thường’
Công nghệ4947人已围观
简介Chị Nguyễn Thị Hương (quê Quảng Bình) là công nhân của một công ty có trụ sở đặt tại quận Bình Tân. ...
Chị Nguyễn Thị Hương (quê Quảng Bình) là công nhân của một công ty có trụ sở đặt tại quận Bình Tân. Tháng 7 năm nay,ôimongTếtngắnlạicôngtyvẫnhoạtđộngbìnhthườbáo bong da công ty thông báo ngưng sản xuất để phòng, chống dịch Covid-19. Đúng lúc đó, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chồng chị làm công nhân xây dựng cũng bị thất nghiệp.
Rời quê vào thành phố đã nhiều năm, đồng lương làm mướn của họ cũng chỉ vừa đủ để đóng trọ và nuôi 2 con nhỏ. Khi buộc phải nghỉ việc, chị Hương được công ty hỗ trợ 85 nghìn đồng/ngày, còn chồng chị không có khoản hỗ trợ nào.
Hơn 3 tháng thất nghiệp, chủ nhà trọ chỉ bớt cho 400.000 đồng tiền phòng. Vì vậy, dù đã chắt chiu lắm nhưng số tiền được hỗ trợ quá ít ỏi, sau khi đóng tiền trọ thì chẳng còn dư bao nhiêu. Tháng nào, gia đình chị cũng phải vay mượn để trang trải cuộc sống.
![]() |
Nhiều người dân không thể bám trụ ở thành phố, đành về quê chờ dịch qua. |
Đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, nghe tin công ty hoạt động trở lại, chị Hương thấp thỏm mong chờ. Chị cũng đã đăng ký để được đi làm ngay từ những ngày đầu, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông báo đi làm.
Chị Hương bùi ngùi: “Nghe nói công ty tôi mới đi làm 20% nhân công, không biết khi nào chúng tôi mới có thể đi làm trở lại, sắp hết năm rồi”.
Trước thời điểm dịch bùng phát, gia đình chị Hương đã lên kế hoạch cho Tết 2022. Theo thường lệ, năm nào họ cũng về quê sum vầy với người thân. Thế nhưng năm nay, sau nhiều tháng thất nghiệp, phải vay mượn để cầm cự ở thành phố, họ đã từ bỏ ý định đó.
![]() |
Sau 3 tháng thất nghiệp, nhiều lao động đang mong chờ để được quay lại với công việc. |
“Các năm trước, chỉ riêng tiền xe khách về quê cho 4 người đã hơn 10 triệu đồng, chưa kể nhiều chi phí sắm sửa khác. Vì vậy, không chỉ chúng tôi mà nhiều gia đình khác trong xóm trọ đã quyết định sẽ ở lại thành phố. Tết này, tôi chỉ mong thời gian nghỉ ngắn lại, nếu công ty vẫn hoạt động, tôi sẽ đăng ký đi làm để bù lại thời gian nghỉ vừa rồi”, chị Hương giãi bày.
Cùng chung tâm trạng như chị Hương là vợ chồng anh Nguyễn Văn Công, cũng làm công nhân tại quận Bình Tân. Hơn 3 tháng thất nghiệp, vợ chồng anh mới nhận được 1 đợt hỗ trợ của thành phố, số tiền 1,5 triệu đồng thậm chí chưa đủ để đóng 1 tháng trọ.
Giữa tháng 10, anh Công được công ty gọi đi làm, còn vợ của anh vẫn đang phải chờ, chưa biết bao giờ mới có việc. “Từ giờ đến Tết chỉ còn vài tháng, công việc lại không nhiều, nên dù muốn thì chúng tôi cũng chẳng lo nổi kinh phí để mà về quê”, anh Công chia sẻ.
Khánh Hòa

Cảnh báo giả mạo đưa đón người dân từ TP.HCM về quê
Sở GTVT TP.HCM mới đây đã cảnh báo tình trạng một số nhóm trên mạng xã hội lấy danh nghĩa là hội đồng hương, chuyến xe nghĩa tình… của các tỉnh để lừa gạt người dân đang có nhu cầu cấp thiết được về quê.
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3
Công nghệPhạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:05 Máy tính dự ...
阅读更多66.000 ly sữa cho trẻ em Vĩnh Phúc dịp Trung thu
Công nghệNgày 17/9/2018, tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk đã tổ chức buổi lễ trao 66.000 ly sữa cho 700 em học sinh tương đương 430 triệu đồng để chung vui nhân dịp Trung thu sắp tới. Chương trình với mong muốn góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời đem lại cho trẻ em nơi đây một ngày Tết Trung thu nhiều ý nghĩa.
Ngoài những ly sữa thơm ngon trao tận tay, các em còn được khám sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng miễn phí bởi các bác sĩ thuộc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng Vinamilk. Sự hào hứng, rạng rỡ, niềm vui lấp lánh khi rước đèn và uống sữa chung vui với bạn bè, thầy cô của các em chính là động lực để Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tiếp tục đem tới cho trẻ em trên toàn quốc những ly sữa tinh khiết, nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Các em nhỏ được khám và tư vấn sức khoẻ miễn phí bởi các bác sỹ đến từ Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được thành lập từ năm 2008 được thành lập dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng sự đồng hành xuyên suốt của công ty Vinamilk với sứ mệnh hết sức cao cả, đó là đảm bảo quyền được uống sữa mỗi ngày của trẻ em Việt Nam, để các em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ.
Với 1.540.800 ly sữa tương đương 10 tỷ đồng Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam dành cho hơn 17.000 trẻ em của 23 tỉnh thành trên cả nước vào năm 2018, tổng số ly sữa mà chương trình đã trao trong chặng đường 10 năm là hơn 33 triệu ly với tổng giá trị tương đương gần 140 tỷ đồng đến với gần 420 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam.
Ông Đỗ Thanh Tuấn - Giám đốc Đối Ngoại Vinamilk phát biểu tại sự kiện Chương trình đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp tình thương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc đến điểm cực Nam đất mũi Cà Mau. Gần đây nhất, Trong các năm gần đây, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cũng đã tổ chức lễ trao sữa cho trẻ em nghèo tại Quảng Nam, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bến Tre, Nghệ An, An Giang,…
Bên cạnh đó, hiện nay Vinamilk còn là đơn vị triển khai Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và chương trình sữa học đường quốc gia trên toàn quốc. Năm 2018 là năm thứ 6 trong hành trình đem màu xanh phủ dọc chiều dài đất nước, Vinamilk và “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã đưa tổng số cây đã trồng tại gần 20 tỉnh thành Việt Nam lên tới 680 ngàn cây xanh các loại với giá trị gần 9 tỷ đồng và đang từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.
Ông Đỗ Thanh Tuấn - Giám đốc Đối Ngoại Vinamilk trao bảng tượng trưng 66.000 ly sữa cho đại diện tỉnh Vĩnh Phúc Vinamilk cũng là đơn vị tiên phong thực hiện chương trình “Sữa học đường” từ năm học 2007 cho đến nay, nhằm đem đến các sản phẩm sữa dinh dưỡng chất lượng quốc tế cho các em học sinh trên mọi miền đất nước, giúp các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, vì một Việt Nam Vươn Cao.
Bà Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban dân vận Trung ương; Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội; Bà Hoàng Thị Thuý Lan - Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc và Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Điều hành Vinamilk trao quà và sữa cho các em học sinh Sau 11 năm, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 140 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, tương đương với khoảng gần 60 triệu hộp sữa cho 700.000 em học sinh mầm non, tiểu học ở các tỉnh, thành như: Bắc Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nam, Bắc Ninh…
Các em học sinh hào hứng khi được chơi các trò chơi vụi nhộn, rước đèn trung thu và uống sữa cùng bạn bè Tuyết Nhung
">...
阅读更多Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặt
Công nghệCụ ông 80 tuổi là khách quen của tuyến xe buýt chị Ánh từng làm phụ xe. Mỗi khi có cô gái trẻ, mặc váy, ông thường di chuyển ra đứng cạnh, rồi bất ngờ cho tay vào vùng nhạy cảm của mình khiến họ tái mặt, hét toáng lên.
Cô gái bí ẩn và chiếc hộp bỏ quên khiến phụ xe buýt ngỡ ngàng
Nhận diện hành động bệnh hoạn của những gã dê xồm trên xe buýt
Lạ lùng trồng rau trong… xe buýt
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
LTS: Lâu nay, nghề phụ xe vẫn thường được dành cho giới mày râu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, trên các tuyến xe buýt của Thủ đô Hà Nội xuất hiện nhiều "bóng hồng" làm phụ xe. VietNamNet đã gặp gỡ những người phụ nữ đó, để lắng nghe họ chia sẻ nỗi niềm ưu tư về công việc này.
Xe buýt là phương tiện giao thông quen thuộc với người dân đang sinh sống ở Hà Nội. Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách lên, xuống xe.
Để đảm bảo hành trình thông suốt, an toàn, bên cạnh những tài xế còn có đội ngũ phụ xe cần mẫn làm việc từ sáng sớm đến khi thành phố lên đèn.
Vào giờ cao điểm, các tuyến xe buýt luôn chật kín người Gắn bó với nghề phụ xe buýt hơn 6 năm, chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986 - phụ xe buýt số 106, xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Tổng công ty vận tải Hà Nội) có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Chị cho biết, hiện tại xí nghiệp có khoảng 7 phụ xe là nữ, trong đó có cả những cô gái trẻ, chưa lập gia đình.
"Thời điểm tôi mới đi làm, xí nghiệp có gần 20 phụ nữ làm phụ xe nhưng lâu dần, công việc vất vả quá, nhiều người nghỉ việc. Đến bây giờ chỉ còn lại vài người", chị Ánh nhớ lại.
Theo chị chia sẻ, trong mắt nhiều người, phụ xe buýt là công việc đơn giản, chỉ bán vé, kiểm soát vé và điều phối vị trí cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, nhắc khách đứng tránh xa cửa khi đến điểm dừng đỗ, tránh tai nạn đáng tiếc…
Thế nhưng việc kiểm soát đó vất vả vô cùng. Nhất là vào những khung giờ cao điểm, ngày lễ, Tết... lượng người lên xe rất đông đúc. Chỉ cần sơ sẩy là khó phát hiện được ai trốn vé, ai dùng vé cũ, vé giả.
Bên cạnh đó, ở vị trí phụ xe, chị thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu không ứng xử khéo léo, làm phật ý, họ sẵn sàng khiếu nại lên công ty. Khi ấy phụ xe phải mất thời gian giải trình, báo cáo, thậm chí còn bị phạt, trừ lương.
"Đối tượng khách đi xe chủ yếu là các cụ già về hưu, người dân ở nông thôn và sinh viên, học sinh... Nhiều người ở quê ra, lần đầu đi xe buýt, thấy vé có 7 nghìn đồng thì tỏ ra rất ngạc nhiên, không nghĩ vé lại rẻ như thế. Có người còn cho rằng lên xe buýt sẽ được phục vụ như xe khách chất lượng cao", chị Ánh mỉm cười khi nhắc đến những câu chuyện vui trong nghề.
Chị Ánh trong giờ làm việc Chị kể: "Mùa hè cách đây 2 năm, một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi, tay xách hai ba lô quần áo lên xe. Hai bác rất chân chất, mặc bộ quần áo đã sờn chỉ.
Xe đi được một đoạn, bác gái quay sang bảo tôi: "Cô chưa phục vụ nước uống và khăn lạnh cho chúng tôi à?". Nói xong, bác giục liên hồi rồi than thở, tỏ vẻ khó chịu, trách nhân viên phụ xe chậm chạp, làm ăn tắc trách.
Sau khi được tôi và mọi người giải thích, xe buýt không phục vụ như vậy, người phụ nữ đó mới thôi cằn nhằn.
Khi xe đến gần điểm cần xuống, vị khách đó còn muốn mượn nhà xe gương soi và lược chải đầu... Những trường hợp đó không nhiều nhưng nếu mình không nhẹ nhàng giải thích, sẽ khiến họ phật ý".
Nữ phụ xe sinh năm 1986 cho biết thêm, làm nghề này hay phải đi sớm về khuya, áp lực đến từ nhiều phía như giờ giấc, khách hàng... nếu không tâm huyết, chắc chắn họ sẽ khó bám trụ.
Chị cho hay, trước khi xe lăn bánh, bao giờ mình và các đồng nghiệp đều tâm niệm một điều, đó là sự an toàn cho hành khách phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên một bộ phận khách hành thường bất hợp tác, gây gổ, không tuân theo sự điều phối của nhân viên xe buýt. Có những việc chỉ đơn giản là nhắc nhở khách nhường ghế nhưng phụ xe lại lãnh đủ.
Như lần chị bị nam thanh niên buông lời chợ búa, mạt sát ngay trên xe, chỉ vì yêu cầu nhường ghế cho người phụ nữ mang bầu.
Hôm đó, vào giờ tan tầm, xe gần như chật kín. Khi xe di chuyển qua khu vực ùn tắc, đến điểm dừng đỗ, một phụ nữ mang bầu khoảng 5, 6 tháng ì ạch bước lên xe.
Theo phản xạ và nguyên tắc nghề nghiệp, chị Ánh ra đỡ bà bầu đó vào khu vực ghế ngồi. Phải rất khó khăn, hai người mới lách được qua đám đông hành khách.
Chị nhìn quanh, không còn ghế nào trống, chủ yếu là các cụ cao tuổi và người khuyết tật. Thấy vị trí gần xe tài xế có nam thanh niên ăn mặc sành điệu, tóc nhuộm vàng, đeo tai nghe, nhắm nghiền mắt.
Nhân viên xe buýt vỗ vai, lay thanh niên đó dậy, nhắc nhở anh tạm thời nhường ghế. Không ngờ thanh niên này mở mắt ra nhìn chị đầy tức giận rồi tiếp tục ngủ, không thèm đáp lời.
Trước hành động đó, chị nhẫn nại gọi lần nữa, nhẹ nhàng phân tích quy định nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên và hứa sẽ bố trí chỗ ngồi khác cho anh.
Lúc này, thanh niên bỗng đứng bật dậy quát nạt, quát mắng chị Ánh bằng lời lẽ tục tĩu. Anh ta nói mình đang mệt, chân đau nên không muốn nhường.
Mọi người xung quanh thấy vậy cũng bất bình, lên tiếng, chê trách cậu thanh niên ý thức kém. Bị chỉ trích, cậu ta hậm hực đứng dậy. Trước khi xuống xe, nam thanh niên còn chỉ tay vào nữ phụ xe, dọa nạt, sẽ cho chị ăn đòn.
"Phụ xe cũng chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và phối hợp tốt từ phía khách hàng để lộ trình di chuyển được an toàn, đảm bảo môi trường xe buýt văn minh, lành mạnh.
Tuy nhiên cách ứng xử như vậy của khách hàng khiến tôi cảm thấy mình bị coi thường, tổn thương", chị Ánh chua chát nói. Ngoài ra, nữ phụ xe này cho hay, chị nhiều lần phải đứng ra "giải cứu" cho phái yếu khi họ chẳng may gặp phải đối tượng biến thái, bệnh hoạn trên xe.
Trước khi chuyển sang tuyến buýt số 106, chị có thời gian dài làm trên tuyến 39, thường xuyên có rất đông sinh viên đi.
Tuyến này còn có vị khách quen là cụ ông khoảng 80 tuổi, tóc bạc phơ, tay chống gậy. Đều đặn ngày nào ông cũng lên xe, đi hết một vòng thành phố.
"Ban đầu, tôi cho rằng ông buồn chán nên đi như vậy để ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với mọi người cho đầu óc thư giãn.
Nhưng sau đó, tôi phát hiện, ông hay nhìn lén những cô gái trẻ một cách khác lạ. Đặc biệt, thấy đối tượng phụ nữ mặc váy đầm hoặc quần đùi ngắn là người đàn ông đó ra đứng cạnh. Dù tôi nhẹ nhàng mời ra ghế ngồi nhưng ông từ chối, nói mình thích đứng cho khỏe chân.
Nếu xe toàn nam thanh niên là cụ nằng nặc đòi chỗ ngồi nhưng hễ có sinh viên, học sinh nữ là cụ ông lập tức đứng dậy, tiến lại gần, rồi thản nhiên cho tay vào vùng nhạy cảm của mình", nữ phụ xe 9x kể.
Theo chị Ánh, những cô gái thấy hành động của người này thì tái mặt, hét toáng lên. Cụ ông giật mình buông tay ra nhưng chỉ được 15 phút, ông lại tái diễn.
Để giải quyết, chị sắp xếp vị trí đứng cho họ sang chỗ khác còn mình ra đứng cạnh người khách này. Mỗi khi có mặt ông trên xe, chị Ánh thường tế nhị nhắc nhở mọi người. Đồng thời, giám sát nhất cử nhất động của vị khách lớn tuổi.
Lâu dần, biết hành vi của mình bị phát giác, cụ ông không thấy xuất hiện trên tuyến buýt đó nữa.
(Còn nữa)
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Mỗi ngày, những người phụ nữ làm nghề phụ xe buýt mướt mải trên các tuyến đường của Thủ đô. Họ cũng phải chịu những áp lực, nhọc nhằn chẳng kém các đồng nghiệp nam.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
- Các hot mom đình đám Elly Trần, Huyền Baby giàu cỡ nào?
- CSGT Hà Nội dùng xe bán tải chở người dân vượt đường ngập
- Tạt đầu xe tải để vượt, ô tô con rơi vào tình thế "trứng chọi đá"
- Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
- Mách bạn cách mang giày cao gót mà không bị đau chân
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
-
Người mẫu xinh đẹp người Australia đã qua đời trên du thuyền sang trọng trị giá 200 triệu USD của tỷ phú người Mexico khi đang trong chuyến hành trình du lịch khắp châu Âu.30 phút bay lượn trên cánh đồng xứ sở chùa vàng" alt="Cái chết bí ẩn của người mẫu nóng bỏng trên du thuyền tỷ phú"> Cái chết bí ẩn của người mẫu nóng bỏng trên du thuyền tỷ phú
-
Trên các diễn đàn mạng xã hội, người dùng chia làm nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh lẵng hoa viếng khác biệt.
Nhiều ý kiến phản ứng gay gắt, cho rằng vòng hoa theo kiểu hiện đại này không phù hợp với không khí trang nghiêm và đau buồn của đám tang. Theo đó, màu đỏ thường biểu thị niềm vui và hạnh phúc, không phù hợp trong đám tang truyền thống.
"Vấn đề không phải là đẹp hay xấu mà đám tang chỉ nên một màu đen hoặc trắng, nhưng đây người bán lại để màu táo đỏ. Theo quan niệm, màu đỏ là màu của niềm vui nên tháp quả mới tạo ra nhiều tranh cãi", tài khoản Ngọc Trang viết.
"Nhiều người thích sáng tạo, nhưng trong đám tang, sự sáng tạo đôi khi sẽ gây cảm giác thiếu tôn trọng", độc giả Nguyễn Linh góp ý.
Tháp táo đỏ viếng tang gây tranh cãi trên mạng xã hội những ngày qua (Ảnh: NVCC).
Trong khi đó, nhiều người nêu quan điểm vòng hoa quả hỗn hợp thể hiện xu thế mới, tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
"Cá nhân tôi thấy vòng hoa vừa lịch sự vừa trang trọng, màu sắc đâu có nói lên tấm lòng... Người làm vừa sáng tạo vừa thiết thực. Thay vì viếng hoa nhiều gây lãng phí thì kèm quả táo, cúng lễ xong có thể sử dụng", tài khoản Thúy Nga viết.
"Tôi thấy vừa sang trọng vừa lịch sự. Màu sắc của quả không quan trọng, chủ cửa hàng có thể làm những chiếc nơ nhỏ màu đen gắn thêm vào mỗi quả táo hoặc gắn băng đen chéo loại nhỏ lên mỗi quả sẽ bớt được màu đỏ. Mọi người để ý mà xem những bức trướng viếng đều chủ yếu màu đỏ pha lẫn đen đấy thôi", Nguyễn Dung bình luận.
Quan điểm người kinh doanh
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Hoàng Thủy, 25 tuổi, chủ cửa hàng chuyên bán tráp cưới, hoa quả nhập khẩu ở thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), xác nhận tháp táo đỏ viếng tang trên được cô thực hiện hồi đầu tháng 9.
Theo Thủy, đây là ý tưởng cô thiết kế cho khách hàng đi viếng đám tang khi nhận yêu cầu "dâng quả ngon nhất để thể hiện lòng hiếu kính với người đã khuất". Khách hàng cho biết "tin tưởng, đặt niềm tin" vào sự sáng tạo của chủ cửa hàng.
Hoàng Thủy, chủ cửa hàng chuyên bán tráp cưới, hoa quả nhập khẩu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cô đã lựa chọn 15 quả táo đỏ thuộc dòng cao cấp nhất, kết hợp hoa lan, hồng trắng và đồng tiền - đều là những loại hoa thông dụng có trong tang lễ. Lẵng hoa quả nặng 6kg, có giá một triệu đồng, được làm trong vòng một tiếng.
"Thay vì làm một lẵng hoa lớn như bình thường, tôi đã thêm trái cây để tránh lãng phí", Thủy nói, cho biết phản hồi của khách "rất hài lòng". Đây là lần đầu cô làm lẵng hoa đi viếng khác biệt như vậy.
Khi chia sẻ hình ảnh lẵng hoa lên trang cá nhân như mọi lần, Thủy bất ngờ khi lẵng táo đỏ thu hút cả chục ngàn lượt tương tác, kéo theo những ý kiến trái chiều về cách sáng tạo trong kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, cô cho hay "tùy phong tục mỗi nơi nên mỗi người có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau".
Thực tế, những giỏ trái cây làm lễ viếng tang cũng là dịch vụ vẫn được sử dụng, kinh doanh phổ biến tại các tiệm hoa quả. Tại hầu hết các lễ tang truyền thống, chính gia đình tang quyến cũng chuẩn bị những đĩa, mâm trái cây với màu sắc không hạn chế, gồm cả chuối xanh, táo, thanh long đỏ... để người viếng tới đặt lễ. Sáng tạo của bà chủ cửa hàng chỉ là làm lẵng hoa kết hợp với trái cây.
Trong những lẵng hoa viếng sau đó, Thủy thêm ruy băng đen xung quanh để làm giảm sự rực rỡ của táo đỏ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nói về hiệu quả của hướng đi mới, khác lạ, Thủy cho biết, sau lẵng hoa quả cúng viếng thực hiện lần đầu, nhiều khách hàng đã liên hệ cô đặt những lẵng hoa quả tương tự để viếng đám tang.
Chủ cửa hàng cũng có điều chỉnh theo góp ý, thêm ruy băng đen vòng quanh mỗi quả táo để làm giảm sự rực, bóng của màu đỏ. Những lẵng hoa thế này có giá khởi điểm 800.000 đồng, tùy loại táo mà khách hàng yêu cầu sử dụng.
Cũng từ góc độ nghề nghiệp, Thủy cho hay, cần thay đổi những lẵng hoa viếng truyền thống theo hướng hiện đại, từ đó tạo sự linh hoạt, thiết thực so với những giỏ quả hay hoa bình thường, tránh lãng phí.
" alt="Tháp táo đỏ thay hoa viếng tang, chủ tiệm nhận gì với hướng kinh doanh mới?">Tháp táo đỏ thay hoa viếng tang, chủ tiệm nhận gì với hướng kinh doanh mới?
-
Trong 2 năm qua, Phú Yên đã hỗ trợ cho 1.623 hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở tạm bợ xây dựng nhà ở kiên cố với số tiền hơn 58,3 tỷ đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo từ 2-2,2 %/năm, kết quả thực hiện trong 2 năm 2016-2017, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 4,77 %, bình quân mỗi năm giảm 2,38%/năm, đạt 108% chỉ tiêu kế hoạch. Riêng các xã nghèo, huyện nghèo giảm bình quân 4%/năm. Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.
Để thực hiện mục tiêu này, Phú Yên đã xây dựng đề án, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế địa phương, bổ sung cơ chế chính sách giảm nghèo đặc thù. Đồng thời ra nhiều giải pháp huy động nguồn tài chính thực hiện.
Các chương trình giảm nghèo cũng được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, chính sách y tế, tiếp cận thông tin, chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động …
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn được đẩy mạnh nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản tốt.
Ngoài ra, tỉnh còn tăng cường phối hợp với Mặt trận và Đoàn thể tỉnh, các tổ chức, cá nhân... đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xóa nhà ở tạm hộ nghèo và các chương trình đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ngoài nguồn ngân sách Trung ương cấp thực hiện các đề án giảm nghèo, Phú Yên còn nhận được nhiều sự góp sức từ các các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân. Từ đó, các dự án được triển khai có hiệu quả, góp sức ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong 2 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho 1.623 hộ nghèo, hộ chính sách có nhà ở tạm bợ xây dựng nhà ở kiên cố với số tiền hơn 58,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn theo Quyết định số 33/QĐ-TTg và Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là gần 11,2 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2018 toàn tỉnh thực hiện xoá nhà tạm thêm 226 nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách và hộ bị thiên tai. Chất lượng nhà ở được nâng lên so với những năm trước đây. Diện tích nhà bình quân khoảng 32 m2, tổng số tiền xây dựng bình quân từ 40-50 triệu đồng/nhà.
Cũng trong 2 năm 2016-2017, tại Phú Yên đã có hơn 10.545 vươn lên thoát nghèo. Tỉ lệ tái nghèo giảm mạnh, chỉ chiếm 0,45 % so với tổng số hộ nghèo.
Võ Văn Binh-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên cho biết: Các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai tốt, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hầu hết các hộ nghèo đã được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông khuyến lâm,… Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách tiếp tục được phát huy và có hiệu quả, chương trình đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà từ thiện. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức triển khai đồng bộ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.
D.Minh - Lan Hương - Thanh Hà (tổng hợp)
" alt="2 năm, hơn 58 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo Phú Yên xây nhà">2 năm, hơn 58 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo Phú Yên xây nhà
-
Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà
-
Sau lần phát hiện bức ảnh của bố chồng chụp cùng người lạ mặt trong tư thế nhạy cảm, tôi vô cùng bối rối. Liệu rằng, tôi có nên nói ra cho mẹ chồng biết?Người đàn ông xuất hiện trong đám cưới khiến nhiều người rơi lệ" alt="Bức ảnh bí mật trong điện thoại tiết lộ bố chồng ngoại tình">
Bức ảnh bí mật trong điện thoại tiết lộ bố chồng ngoại tình