Giáo dục Trung Quốc đang lấy Mỹ làm gương
Để vượt qua những kỳ thi căng thẳng triền miên ở trường trung học,áodụcTrungQuốcđanglấyMỹlàmgươgame Zhang Ruifan đã học thuộc lòng toàn bộ sách giáo khoa. Vì thế, khi được gia đình cho sang Mỹ học trung học, cậu vượt xa bạn bè cùng lứa ở môn Toán và Khoa học. Cậu thường biết câu trả lời chính xác ngay cả khi giáo viên chưa đọc xong câu hỏi.
“Tôi chỉ cần thốt ra” – cậu tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn khi đang về nước nghỉ hè.
Cha mẹ của Zhang Ruifan sợ rằng cậu con trai sẽ thành mọt sách nên đã cho sang Mỹ du học |
Tuy nhiên, Ruifan, năm nay 15 tuổi sớm nhận ra rằng khoa học không chỉ là những số liệu và công thức chỉ việc học thuộc và viết ra trong bài kiểm tra.
Tại ngôi trường ở West Des Moines (Iowa) – nơi mà cậu đang sống cùng gia đình bản xứ, giáo viên khoa học của Ruifan đeo kính bảo hộ và sử dụng một chiếc bật lửa có tay cầm dài để đốt lửa cho khinh khí cầu bay lên chỉ để học sinh được tận mắt nhìn thấy đặc tính bay lên của một nguyên tố.
Có những buổi học, Ruifan và các bạn phải leo lên mái nhà để tìm hiểu về lực hấp dẫn bằng cách ném những quả bóng rổ, bóng tennis và những vật khác xuống dưới. “Ở Trung Quốc, tôi được học về lực hấp dẫn bằng PowerPoint” – cậu nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ không phân loại dữ liệu trên visa thông qua tuổi tác hay cấp học. Tuy nhiên, có những bằng chứng chính xác cho thấy ngày càng nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc muốn tìm cách giúp con cái thoát ra khỏi áp lực của những kỳ thi.
“Tôi không muốn con trai tôi trở thành một con mọt sách” – mẹ của Ruifan, bà Wang Pin chia sẻ. Đó là lý do tại sao bà muốn cho con đi du học trời tây. Các học giả và chính trị gia người Mỹ đã cảnh báo trong nhiều năm qua rằng những cường quốc mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang sẵn sàng vượt qua nước Mỹ về thành tựu khoa học. Trong một bài kiểm tra chuẩn hóa vào năm 2009 – một bài kiểm tra thu hút sự chú ý trên toàn cầu, học sinh Thượng Hải dẫn đầu về môn Khoa học trong số 70 quốc gia tham dự. Trong khi Mỹ đứng vị trí thứ 23 (xếp sau Hungary).
Tuy vậy, ngay cả những học giả Trung Quốc cũng bị choáng váng bởi sự ám ảnh với những kỳ thi quan trọng của nước này. Mùa thu năm ngoái, họ đã phải triệu tập một cuộc họp bàn về vấn đề này ở Thượng Hải.
“Trong khi học sinh phổ thông của Mỹ đang thảo luận về những mẫu máy bay, vệ tinh, tàu ngầm mới nhất thì những học sinh thông minh nhất của Trung Quốc đang ngập chìm trong đống bài tập về nhà và các kỳ thi” – Ni Minjing, một giáo viên Vật lý hiện là người phụ trách mảng giáo dục cơ bản của Ủy ban Giáo dục Thượng Hải nhận xét. “Học sinh ít có cơ hội được làm thí nghiệm khoa học và rèn luyện tư duy độc lập”.
Phòng thí nghiệm là thứ xa xỉ và hiếm hoi trong trường học Trung Quốc. Ảnh: Internet |
Thông điệp này dường như đã đến tai các nhà lãnh đạo giáo dục của Trung Quốc – những người đang hướng tới mô hình học khoa học bằng thực hành. Mùa hè năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phát động một loạt chiến dịch nhằm chuyển trọng tâm ra khỏi các kỳ thi chuẩn hóa.
Bộ này cho biết việc cố định vào các bài kiểm tra có tính hệ thống “cản trở nghiêm trọng sự phát triển đồng đều, làm chậm sự phát triển sức khỏe và hạn chế cơ hội tu dưỡng trách nhiệm xã hội, tinh thần sáng tạo và khả năng thực tế của học sinh”.
Mặc dù nhận được nhiều lời đề nghị từ chính quyền trung ương song vấn đề vẫn đang được xem xét bởi các Sở Giáo dục mới là người tiến hành cụ thể.
Trong khi đó, việc chuẩn bị cho kỳ thi đại học ở Trung Quốc vẫn tiếp tục là chướng ngại vật lớn nhất của học sinh trung học. Được gọi với cái tên “gaokao”, kỳ thi này kéo dài khoảng 9 giờ chia ra trong 2 ngày. Kết quả của “gaokao” là yếu tố duy nhất được sử dụng để quyết định đầu vào các trường đại học.
Tiêu chuẩn “bọc thép” này cộng với thực tế là hầu hết các gia đình Trung Quốc đều chỉ có một con khiến các bậc phụ huynh nước này hiếm khi khuyến khích con cái tham gia các hoạt động ngoại khóa vì sợ rằng nó sẽ khiến bọn trẻ xao nhãng kỳ thi. Những người chỉ trích kỳ thi này cho rằng “gaokao” đã nhào lặn ra những thanh niên kém cỏi khi không được chuẩn bị đủ các kỹ năng để đối mặt với những thách thức của cuộc sống thực. Học sinh thì thường dùng khái niệm riêng của mình để miêu tả cái cách mà giáo viên truyền đạt kiến thức: “nhồi vịt”.
Là một giáo viên Khoa học ở khu vực phía tây bắc Ningxia, thầy Wei Jinbao được tận mắt chứng kiến cái cách mà hệ thống giáo dục Trung Quốc biến bọn trẻ thành những học sinh chăm chỉ với khả năng xử lý thông tin thực tế cực kỳ ấn tượng. “Hãy đưa cho chúng một vấn đề, chúng sẽ đưa ra câu trả lời. Nhưng chúng không thể đưa ra một câu hỏi hay” – ông nói.
Giống như nhiều giáo viên khoa học của Trung Quốc, thầy Wei nhận thức sâu sắc rằng đất nước này vẫn chưa sản sinh ra được chủ nhân giải Nobel Khoa học. Nhiều năm qua, ông đã cố gắng khuấy động tư duy sáng tạo ở học sinh, nhưng ông lại đang thiếu yếu tố quan trọng nhất: dụng cụ thí nghiệm – thứ mà hầu hết các trường học Trung Quốc đều cho là một chi phí không cần thiết.
Khi được hỏi tại sao, ông thở dài đầy bực tức: “Kỳ thi đại học không kiểm tra phần thực hành”.
- Nguyễn Thảo(dịch từ New York Times)
-
Nhận định, soi kèo U20 Genoa vs U20 Bologna, 22h00 ngày 22/1: Bám sát top 6Đua nhau hoãn chiếu, mùa phim Tết 2021 chính thức bị xoá sổNhận định Hà Nội FC vs TP HCM, 18h00 ngày 27/4 (VĐQG Việt Nam)Huyền thoại MU đến Nghệ An 'xem giò' đàn em Phan Văn ĐứcNhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs AlTuấn Anh đảm nhận thêm nhiệm vụ dưới thời tân HLV Lee TaeThầy cũ Công Phượng bị áp lực bởi thành công của HLV Park Hang SeoNhận định, soi kèo Slovakia vs Thụy Điển, 01h45 ngày 12/10: Khó cho chủ nhàNhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bạiHAGL vs Thanh Hóa: Bầu Đệ giúp xứ Thanh chuyển mình?
下一篇:Nhận định, soi kèo Atalanta vs Sturm Graz, 00h45 ngày 22/1: Hy vọng mong manh
- ·Nhận định, soi kèo Neom SC vs Abha, 20h00 ngày 21/1: Khách ‘tạch’
- ·NSND Hoàng Cúc: Viết điếu văn cho Hoàng Dũng bao kỷ niệm ùa về…
- ·'Hướng dương ngược nắng' lộ trích đoạn Trí và Ngọc thân thiết, Phúc làm hòa với Minh
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Basel, 02h00 ngày 12/5
- ·Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
- ·Văn Toàn muốn sớm được tỏa sáng dưới thời HLV Lee Tae
- ·Những bức ảnh chưa từng công bố của 'ni cô Huyền Trang'
- ·Hướng dương ngược nắng tập 30: Kiên mượn rượu đến tận nhà cầu xin Châu
- ·Soi kèo góc RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1
- ·Soi kèo phạt góc AC Oulu vs KuPS, 22h00 ngày 9/5
- ·Nhận định Hải Phòng vs Bình Dương 17h00, 26/04 (V
- ·Thủ môn Tấn Trường bất ngờ được B.Bình Dương xóa án
- ·Nhận định, soi kèo Atalanta vs Sturm Graz, 00h45 ngày 22/1: Hy vọng mong manh
- ·Hướng dương ngược nắng tập 2; Kiên hối hận khi để mất Châu
- ·Diễn viên Hồng Nhung 'Mặt nạ da người' hạnh phúc bên DJ Xlim
- ·Văn Toàn muốn sớm được tỏa sáng dưới thời HLV Lee Tae
- ·Nhận định, soi kèo CA Bizertin vs CS Sfaxien, 20h00 ngày 22/1: Khách thắng thế
- ·Hướng dương ngược nắng tập 28: Minh sốc khi phát hiện bí mật của Hoàng
- ·NSND Hoàng Cúc: Viết điếu văn cho Hoàng Dũng bao kỷ niệm ùa về…
- ·Việt Anh khóc kể chuyện xót xa về NSND Hoàng Dũng trước khi mất
- ·Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Sepahan, 18h30 ngày 21/1: Khó cho khách
- ·Soi kèo phạt góc Landskrona vs Helsingborg, 00h00 ngày 10/5
- ·NSND Hoàng Dũng qua đời ở tuổi 65
- ·Christopher Plummer Huyền thoại Hollywood qua đời ở tuổi 92
- ·Nhận định, soi kèo Bengaluru vs Odisha, 21h00 ngày 22/1: Bỏ lỡ top 2
- ·Lục Tiểu Linh Đồng: Vang danh cả đời và bị chỉ trích vì vai diễn Tôn Ngộ Không
- ·Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1
- ·Nhận định, soi kèo Hungary vs Hà Lan, 01h45 ngày 12/10: Khó có bất ngờ
- ·Trực tiếp tang lễ NSND Hoàng Dũng
- ·Soi kèo phạt góc West Ham vs AZ Alkmaar, 2h ngày 12/5
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Christopher Plummer Huyền thoại Hollywood qua đời ở tuổi 92
- ·Soi kèo phạt góc Nottingham vs Southampton, 02h00 ngày 9/5
- ·Những khoảnh khắc xúc động đám tang NSND Hoàng Dũng
- ·Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Damac, 21h55 ngày 22/1: Tương lai mù mịt
- ·NSND Hoàng Dũng qua đời ở tuổi 65