Nhiều sản phẩm du lịch độc lạ, Khánh Hòa đón 2,8 triệu lượt khách trong nửa năm

  发布时间:2025-04-29 20:42:54   作者:玩站小弟   我要评论
Du khách tập trung ở bến tàu tham quan các đảo trên vịnh Nha Trang.Buổi sáng tại một khách sạn trên lịch thi đấu nha hôm naylịch thi đấu nha hôm nay、、。
Du khách tập trung ở bến tàu tham quan các đảo trên vịnh Nha Trang.

Buổi sáng tại một khách sạn trên đường Trần Phú, TP Nha Trang, chị Thanh Lan, 32 tuổi, vừa ăn sáng cùng nhóm bạn vừa trò chuyện rôm rả về lịch trình du lịch của họ tại thành phố biển xinh đẹp. Sau khi ăn sáng, cả nhóm tới bến tàu du lịch ở phường Vĩnh Trường, mặc áo phao, lên ca nô ra biển tham quan các đảo trên vịnh Nha Trang. Gần trưa, đoàn của chị Lan ghé vào các khu du lịch trên đảo dùng cơm, nghỉ ngơi, trước khi về đất liền.

Chị Thanh Lan cho biết, nhóm chị có 4 người ở TP HCM, lên kế hoạch hồi tháng trước và đặt các dịch vụ online. Trong những ngày lưu lại Nha Trang, họ tham quan các điểm di tích, vui chơi, ăn uống.  Nữ du khách nói, chị nhiều lần tới Nha Trang những mỗi chuyến đi đều có trải nghiệm khác nhau và đều rất ấn tượng.

Nhiều người chụp ảnh lưu lại khoảnh khắc khi tới biển Nha Trang.

Cũng là du khách đến từ Hà Nội, anh Gia Hàng chọn loanh quanh trong thành phố, rồi tản bộ trên biển đường Trần Phú. Anh đã tham quan tháp bà Ponagar, Hòn Chồng, chùa và các đảo. “Mùa hè khá nắng, song không tới mức bị oi bức. Ở đây hải sản tươi ngon, dịch vụ cũng ổn nên chúng tôi khá hài lòng về chuyến đi”, anh Hàng chia sẻ.

Các khách sạn dọc bãi biển và trong thành phố thời gian qua có lượng khách đông. Những điểm vui chơi, khu du lịch, di tích…, cũng có nhiều lượt khách tới tham quan. Trong số đó, những trải nghiệm đón hoàng hôn, ngắm bình mình trên đảo, các bãi tắm trong xanh, cát trắng được du khách đặc biệt quan tâm khi du lịch Khánh Hoà. Ngoài ra, một số khu du lịch ở Khánh Hoà còn có các trò chơi thể thao dưới nước như lặn biển, lặn mũ, dù bay, jetky…

Một góc khu du lịch trên vịnh Nha Trang còn nhiều nét hoang sơ

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch địa phương khởi sắc, phục hồi tốt. Đặc biệt, sau thành công của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023 và Chương trình Liên kết quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh đã tạo được sức hút lớn cho du lịch Khánh Hòa. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đang tăng rất cao.

Người đứng đầu Sở Du lịch Khánh Hòa cho hay, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đón 2,78 triệu lượt khách lưu trú, tăng 165,3% so với cùng kỳ, đạt 69,5% kế hoạch của năm 2023. Trong đó, có hơn 780 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gấp 17,6 lần so với cùng kỳ; hơn 1,9 triệu lượt khách nội địa, tăng 99,3% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách tham quan du lịch ước đạt 8,37 triệu lượt khách. Doanh thu du lịch ước đạt khoảng 12.565,7 tỷ đồng, tăng 126,2 % so với cùng kỳ.

Du khách vui chơi trên bãi biển đường Trần Phú, Nha Trang.
Linh Trang và nhóm PV, BTV

相关文章

  • Nhận định, soi kèo Bournemouth vs MU, 20h00 ngày 27/4: Tiếp tục ôm hận

    Pha lê - 27/04/2025 09:45 Ngoại Hạng Anh
    2025-04-29
  • Vấn đề chưa được giải quyết triệt để?

    Tranh cãi đã dai dẳng nhiều năm qua về việc có nên duy trì trường chuyên, và các kỳ thi học sinh giỏi. Trong khi kỳ thi vẫn được duy trì, nhiều ý kiến cho rằng phải công khai, minh bạch hơn nữa để xứng đáng với một kì thi cấp quốc gia cũng như chủ trương học thật, thi thật.

    {keywords}
    Ảnh minh họa.

    Chia sẻ với VietNamNet, thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho hay, hiện, Bộ GD-ĐT có công bố điểm nhưng theo cách gửi về các Sở riêng lẻ chứ không công bố công khai, đầy đủ thí sinh của tất cả các địa phương.

    “Bộ GD-ĐT đã công bố đề và hướng dấn chấm (đáp án) thì không hiểu sao và cũng không có lý do gì mà không công bố công khai điểm thi của các thí sinh - công việc mà mọi năm vẫn làm. Thậm chí, tiến tới có thể công bố rộng rãi các bài thi của các thí sinh đạt giải. Việc làm này là cần thiết và làm minh bạch hóa kỳ thi. Nhưng trước mắt cần công bố điểm thi của các thí sinh dự thi hoặc chí ít chỉ cần công bố điểm của các thí sinh đạt giải”.

    Nếu Bộ GD-ĐT không công bố điểm thi thì cũng cần làm rõ xem việc công bố điểm thi có vào diện trong “danh mục bí mật quốc gia” không?”.

    Theo thầy Hiển, có nhiều lý do cho việc cần công bố công khai điểm của các thí sinh tham gia dự thi.

    “Công bố điểm là yêu cầu chính đáng của thí sinh và giáo viên trực tiếp dạy các đội tuyển. Họ có quyền được biết điểm của mình. Công bố điểm để minh bạch hoàn toàn, tránh những dư luận không tốt về kỳ thi. Chưa kể, còn quyết định đến việc xếp giải, bởi theo nguyên tắc lấy giải từ cao xuống thấp. Đề thi như thế, hướng dẫn chấm như thế thì bài làm của thí sinh ra sao sẽ được thể hiện ở điểm số. Việc công bố điểm cũng giúp thí sinh tự đánh giá được bài làm của mình so với hướng dẫn chấm, thậm chí giúp minh bạch hóa khâu phúc khảo. Thêm nữa, công bố điểm giúp các trường có sự so sánh, đối chiếu với nhau, tạo sự công bằng”.

    {keywords}
    Ở phần công bố danh sách thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022 bỗng "trống" cột điểm thi. Điều này khiến nhiều giáo viên, thí sinh thắc mắc bởi khác với thường lệ công bố như mọi năm.

    Thầy Đinh Đức Hiền, một giáo viên dạy Sinh học ở Hà Nội cũng cho hay, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi, đáp án thì cũng nên công bố điểm số để thí sinh biết được mức độ bài làm của mình ra sao và cũng thuận lợi hơn cho các em nếu có nhu cầu phúc khảo.

    Theo thầy Hiền, việc công bố công khai điểm thi thí sinh, phổ điểm thi, tỉ lệ học sinh ở mỗi giải và đáp án với biểu điểm chi tiết là điều vô cùng quan trọng, thể hiện tính minh bạch, công bằng xứng đáng của một kì thi chọn nhân tài quốc gia.

    "Bởi lẽ quy định giải hiện nay theo tỉ lệ phần trăm số thí sinh và xếp điểm từ cao xuống thấp. Theo qui định tổng số giải không vượt quá 50% số thí sinh dự thi, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải. Chính vì thế có thể có những thí sinh chênh nhau 1 điểm vẫn có thể thuộc top giải Nhất, nhưng chênh 0,25 so với thí sinh giải Nhất cuối cùng đã thành giải Nhì, và đôi khi thiếu 0,25 sẽ trở thành không có giải. Việc không công khai điểm thi sẽ khiến thí sinh không biết được chính xác bao nhiêu điểm thì sẽ có giải tương ứng, điều này gây nghi ngại về tính công bằng trong kỳ thi", thầy Hiền phân tích.

    Theo thầy Hiền, thậm chí, việc công khai này còn giúp đánh giá đề thi đã phù hợp hay chưa, phù hợp với sự phân hóa thí sinh, phù hợp với xu hướng ra đề quốc tế hay không (đối với môn thi Olympic quốc tế).

    "Do vậy tôi chưa hiểu lý do vì sao điểm thi năm nay vẫn chưa được Bộ GD-ĐT công khai".

    Một thầy giáo ở Nghệ An chia sẻ: “Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhằm phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Đã là một kỳ thi chọn nhân tài cho đất nước thì càng phải chuẩn chỉ về tính minh bạch.

    Việc Bộ GD-ĐT không công bố điểm của các thí sinh dự thi dù bất kỳ lý do gì cũng chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch cần có của một kỳ thi. Và vì chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch nên khó trách dư luận càng có những suy luận trái chiều. Thậm chí còn đặt vấn đề có hay không tiêu cực phía sau”.

    Theo thầy giáo này, để kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thực sự là kỳ thi nhằm phát hiện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài thì cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch, sòng phẳng, không để tiêu cực, lợi ích nhóm có cơ hội nảy sinh, xâm nhập. Trong đó có việc công khai đáp án, công khai kết quả điểm số và công khai các bài thi đạt điểm cao.

    Trao đổi với VietNamNet, một số giáo viên dạy Toán ở các tỉnh, thành cho biết thầy trò đang khá sốt ruột vì dù đã công bố mức điểm chọn thi vòng 2 nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa có thông báo cụ thể về thời gian thi (theo kế hoạch ban đầu, thi chọn các đội tuyển quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 6,7,8/4 - Quyết định 3039 của Bộ GD-ĐT ngày 1/10/2021).

    Họ cũng kỳ vọng sau vòng thi chọn đội tuyển Olympic (TST) sắp tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục công bố đáp án và điểm thi của các thí sinh.

    Thanh Hùng

    Giấu điểm, giấu đáp án thi chọn đội tuyển quốc tế: Giáo viên nghi có khuất tất

    Giấu điểm, giấu đáp án thi chọn đội tuyển quốc tế: Giáo viên nghi có khuất tất

    Việc đề nghị minh bạch công khai đề thi đáp án, danh sách các bài toán, câu hỏi đề nghị hàng năm cùng với tên giáo viên là một nhu cầu thỏa đáng cho nhưng người tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia.  

    '/>
  • Theo bác sĩ Phương, thông thường, kết hôn muộn đi kèm với sinh con muộn. Với phụ nữ,giai đoạn "vàng" trong độ tuổi sinh sản là từ 20-25 tuổi.

    "Tuy nhiên, ở độ tuổi này, phụ nữ thế hệ mới thường vẫn đầu tư cho học hành, tốt nghiệp đại học, học thêm sau đại học, từng bước xây dựng sự nghiệp ổn định, nên 'quên mất' chuyện kết hôn, sinh con. Nhiều người lựa chọn có con sau 30 tuổi chỉ vì mong con được đầu tư, nuôi dưỡng bằng nguồn kinh tế vững vàng nhất của bố mẹ", bác sĩ Phương nói.

    Trừ những trường hợp có thai ngoài kế hoạch với các bạn trẻ mới ngoài 18-20 tuổi, theo bác sĩ Phương, hiện không ít phụ nữ mang thai lần đầu khi ngoài 30, thậm chí 35 tuổi. Số phụ nữ có thai ở độ tuổi lớn hiện đã tăng lên so với khoảng 10 năm trước.

    "Thậm chí có người sinh con lần đầu khi đã ngoài 40, trong khi nguy cơ bất thường với thai phụ lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên) và em bé tăng cao sau độ tuổi này", bác sĩ Phương chia sẻ.

    Ở góc độ chính sách, việc người trẻ kết hôn, sinh đủ 2 con được xem là yếu tố để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc. Điều thấy rõ nhất về ảnh hưởng của việc kết hôn muộn hiện nay chính là mức sinh thấp và tốc độ già hóa dân số nhanh chóng.

    Bộ Y tế trong báo cáo tác động chính sách dự án Luật Dân số đang lấy ý kiến rộng rãi cũng đưa ra nhận định xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,...

    Mức sinh ở Việt Nam giảm kỷ lục, lo ngại thời kỳ dân số tăng trưởng âm đến gần

    Mức sinh ở Việt Nam giảm kỷ lục, lo ngại thời kỳ dân số tăng trưởng âm đến gần

    Năm 2023, số con trung bình của một phụ nữ Việt Nam là 1,96, giảm thấp nhất trong 63 năm và được dự báo sẽ "tiếp tục giảm trong các năm tới".'/>

最新评论