- Hơn 1/3 số học sinh bậc THCS,ơnhọcsinhTHCScủaTPHCMcóhọclựcxếploạigiỏbang xep hang nha 1/5 số học sinh bậc THPT của TP.HCM cóhọc lực giỏi.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành giáo dục TP.HCM diễn ra sáng ngày 21/8, thống kê được Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra cho thấy ở bậc THCS có 145.169/ 392.635 học sinh có học lực đạt loại giỏi, chiếm tỷ lệ 36,97%.
(Đồ hoạ: Tuệ Minh) |
Số học sinh có học lực xếp loại khá là 142.120 em, chiếm tỷ lệ 36,20%. Hơn 15.000 em, tương đương 4%, có học lực yếu, kém.
Trong khi đó, ở bậc THPT có 43.374/ 199.748 học sinh có học lực loại giỏi, đạt tỷ lệ 21,71%. Học sinh khá là 92.908 em, chiếm tỷ lệ 46,51%.
(Đồ hoạ: Tuệ Minh) |
Ở bậc tiểu học, có 14/24 quận huyện có tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình và lên lớp đạt trên 99%. Con số này toàn thành phố là 98,7%.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết trong năm học 2017-2018 ngành giáo dục TP.HCM có 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sẽ chú trọng đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục.
Cụ thể, thành phố sẽ trình Bộ GD-ĐT thẩm định bộ sách giáo khoaphù hợp với thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên chương trình khung của Bộ. Chương trình giáo dục ngoài việc trang bị kiến thức cho người học sẽ chú trọng xây dựng nền tảng gia đình, ý chí phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và ý chí khởi nghiệp trong học sinh. Chú trọng kỹ năng thực hành và kỹ năng thực hành xã hội của học sinh.
Cho phép các trường chủ động trong thực hiện kế hoạch dạy học trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và thời lượng dạy học; chủ động xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường (trường chuyên, trường tiên tiến hiện đại…).
Học sinh thành phố được học tập và hoạt động cả ngày trong trường; Được giảng dạy và học tập bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại của thế giới, chú trọng phát triển tư duy khoa học, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu; Có nền tảng tiếng Anh, tin học đạt chuẩn để có thể tiếp tục học tập, làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; Có thể chơi được ít nhất 1 môn thể thao; có kiến thức về âm nhạc, mỹ thuật và có kỹ năng thực hành xã hội để có thể thích ứng cuộc sống.
Học sinh TP.HCM (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý giáo dụctheo tinh thần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tại các nhà trường. Phát huy dân chủ trong quản lý và điều hành cơ quan. Thực hiện cải cách hành chính, giải quyết thủ tục trực tuyển.
Đồng thời, ngành giáo dục thực hiện nghiêm Quy định quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp dạy thêm không đúng quy định. Quản lý chất lượng đầu ra; quản lý quá trình đào tạo và chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Kiểm định trình độ ngoại ngữ, tin học của các bộ quản lý, giáo viên và học sinh theo chuẩn quốc tế...
Lê Huyền