Mặc dù ông Zuckerberg và bà Sandberg không xuất hiện, hai giám đốc chính sách của Facebook là Kevin Chan và Neil Potts đã đến trình diện và phải đối mặt với vô số chỉ trích.
|
Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg của Facebook. |
Ủy ban quốc tế về dữ liệu lớn, quyền riêng tư và dân chủ tổ chức nhiều phiên điều trần trong tuần này tại Ottawa, thủ đô Canada. Mục đích của các phiên này đều nhằm cân nhắc phương pháp ngăn chặn lạm dụng mạng xã hội để vi phạm quyền riêng tư, truyền bá tin tức giả và gây rối bầu cử.
Ủy ban nhóm họp lần đầu tiên vào năm 2018 tại London. Cuộc họp mới đây bao gồm các nhà lập pháp từ Argentina, Anh, Canada, Chile, Estonia, Đức, Mexico và Singapore.
Trước đó, một quan chức Canada cáo buộc Facebook vi phạm luật trong vụ bê bối rò rỉ dữ liệu trên phạm vi toàn cầu và hiện muốn đưa Facebook ra tòa để buộc công ty này tuân thủ luật về quyền riêng tư của Canada.
Nhà lập pháp người Anh Damian Collins cũng chỉ trích các công ty mạng xã hội vì vi phạm bảo mật dữ liệu và lan truyền nội dung độc hại. "Đó là lý do tại sao chúng ta không thể dựa vào các công ty như Facebook để giải quyết các vấn đề này", ông nói.
Trước khi bắt đầu phiên điều trần hôm 27/5, Facebook, Google và Microsoft ký cam kết bảo đảm toàn vẹn kết quả cuộc bầu cử liên bang vào tháng 10 tại Canada, bao gồm cả việc xóa bỏ các tài khoản và nội dung giả mạo. Tuy nhiên, các công ty công nghệ khác, bao gồm cả Twitter, không ký cam kết này.
Theo Zing
Facebook có thể phải chấp nhận chịu sự giám sát trong 20 năm
Theo các nguồn thạo tin, gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đang hướng tới một thỏa thuận với chính phủ Mỹ về các chính sách và thực thi quyền riêng tư trên các nền tảng của mình.
" alt="Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì phớt lờ điều trần tại Canada"/>
Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì phớt lờ điều trần tại Canada
Các chuyên gia nhận định, VinSmart đã bước đầu thành công trong việc chiếm lĩnh lại thị trường smartphone vốn được xem là “đại dương đỏ”, nhưng dường như đây mới chỉ là khởi đầu cho một kế hoạch dài hơi của hãng điện thoại Việt.Giúp “phổ cập” smartphone Việt đến người Việt
Soi chiếu những gì VinSmart đã làm trong gần 1 năm rưỡi qua vào định hướng mà họ đã công bố ngay từ ngày đầu, mới thấy hãng điện thoại Việt theo đuổi và thực hiện quyết liệt việc này như thế nào.
Chấp nhận bỏ “tiền túi” ra để giảm giá thành từng sản phẩm để người tiêu dùng sở hữu smartphone Việt chất lượng cao với giá luôn thấp hơn sản phẩm khác cùng phân khúc, đó là việc không phải hãng nào cũng dám làm, cho dù là những thương hiệu “có sừng có mỏ” trên thế giới.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, 16,7% thị phần (trong tháng 4/2020) với hơn 1,2 triệu máy được bán ra sau 17 tháng của VinSmart là kết quả tất yếu mà hãng này xứng đáng có được. Và kì tích không phải là những con số, mà là ở việc lần đầu tiên có một hãng điện thoại Việt có thể khiến cục diện thị trường smartphone thay đổi sau rất nhiều năm chủ yếu thuộc về các hãng Trung Quốc.
|
Vsmart Joy 3 được người dùng ưu ái gọi là “smartphone quốc dân”nhờ giá tốt, chất lượng vượt trội trong phân khúc. |
“Từ khi Vsmart xuất hiện, nhiều hãng điện thoại mất luôn lợi thế về giá để cạnh tranh trên thị trường Việt”, ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động (TGDĐ) cho biết. Ông Tuyên nhiều lần nhắc về Vsmart Live hay Joy 3 liên tục cháy hàng tại TGDĐ - điều chưa một hãng sản xuất smartphone thương hiệu Việt nào làm được.
Trong khi đó, ông Phạm Quốc Bảo Duy, Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail phân tích về cách VinSmart đánh trực tiếp vào tâm lý thích cấu hình cao mà giá phải tốt của đại đa số người dùng phổ thông tại Việt Nam. Sự quyết liệt của VinSmart khiến các hãng khác phải thay đổi theo, giúp cả thị trường được hưởng lợi.
“Với cấu hình như Vsmart mang lại thì các hãng khác phải mua hàng với giá cao hơn 30% - 50% hoặc thậm chí có thể gấp đôi, và khi Vsmart đưa ra chế độ bảo hành dài nhất thị trường là 18 tháng, đổi trả 101 ngày, nhiều hãng cũng đã phải thay đổi về cả chính sách về giá và hậu mãi để cạnh tranh”, ông Bảo Duy nói.
Theo TS.Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), chiến lược rõ nét này của VinSmart đã giúp “phổ cập” smartphone đến người Việt, với mức giá tốt và chế độ hậu mãi đúng chuẩn Vingroup.
“Hơn 1,2 triệu máy là con số biết nói, trong đó rất nhiều người chọn Vsmart là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên”, TS.Mai Liêm Trực nhận định.
Dự đoán bước đi tiếp theo của hãng điện thoại Việt
Sau khi thiết lập vị thế khá vững chắc trên phân khúc phổ thông với hơn 1,2 triệu máy đã được bán ra, VinSmart không giấu mục tiêu tấn công sang phân khúc cao cấp. Vingroup cho biết sẽ đưa VinSmart đến thị trường khó tính nhất thế giới là Mỹ. Thậm chí, Mỹ sẽ là trọng điểm của hãng, sau khi sản lượng tại Mỹ đạt đến mục tiêu đề ra mới tiếp tục triển khai tại các thị trường xuất khẩu khác như Châu Âu, Mỹ Latin, Ấn Độ, Đông Nam Á…
Để chuẩn bị cho cuộc chơi lớn, VinSmart liên tiếp hợp tác với những “gã khổng lồ” trong ngành như Google, Qualcomm để tối ưu hoá phần mềm và phần cứng thiết bị di động; hay mới đây là nhà thiết kế lừng danh nước Ý Pininfarina để mang tới những đột phá trong thiết kế và trải nghiệm người dùng.
|
Mục tiêu tiếp theo của VinSmart sẽ là chinh phục phân khúc trung, cao cấp và tiến vào thị trường Mỹ. |
TS. Mai Liêm Trực cho rằng, Mỹ là điểm đến thích hợp cho những thương hiệu muốn tiến đánh lên các phân khúc cao hơn. VinSmart có kế hoạch rất bài bản cho khát vọng lớn như vậy khi đã đầu tư rất lớn về nhà máy, con người và công nghệ để từng bước “đuổi kịp”, “vươn lên” và trở thành “người dẫn dắt” trên thị trường smartphone Việt Nam.
“Đứng trên vai người khổng lồ thì mới cao được. Việc hợp tác là quyết định táo bạo nhưng cần thiết nếu muốn smartphone thương hiệu Việt vươn ra quốc tế bởi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, chất lượng. Tôi kỳ vọng, chỉ 2-3 năm nữa, Vsmart sẽ có mặt trong top 3 của thị trường smartphone cao cấp” - TS. Mai Liêm Trực nói.
Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, sự thành công ban đầu của VinSmart và bước đi tiếp theo của hãng này có ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn những con số. Minh chứng là, để chuẩn bị cho kế hoạch dài hơi tới đây, Vingroup đã thành lập nhiều viện nghiên cứu và tài trợ mạnh cho khoa học công nghệ, tạo nền tảng để xây dựng thương hiệu công nghệ Việt bền vững.
“Khi một doanh nghiệp Việt như VinSmart chứng minh được năng lực dẫn dắt chuỗi cung ứng của ngành sản xuất thiết bị điện tử, sẽ mang về nguồn thu lớn cho Việt Nam, để người lao động trong nước được hưởng lợi nhiều hơn từ các giá trị gia tăng đó, chứ không phải chịu phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp FDI”, vị chuyên gia kết luận.
Hoàng Ngân
" alt="VinSmart đã thay đổi thị trường smartphone Việt Nam thế nào?"/>
VinSmart đã thay đổi thị trường smartphone Việt Nam thế nào?
- Trong bữa trưa tập thể, công nhân công ty may ForViet (Bình Giang, Hải Dương) đã phát hiện dòi từ miếng thịt chui ra.Trước thông tin phản ánh trên, trong 2 ngày 19-20/7, Chi cục ATVSTP tỉnh Hải Dương đã có buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, đồng thời tiến hành kiểm tra bếp ăn tập thể của công ty.
Ông Phạm Duy Tuyến, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Hải Dương cho biết, tại thời điểm kiểm tra, công ty ForViet xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm nhưng nhà bếp không lưu mẫu thực phẩm theo quy định nên cơ quan chức năng không có mẫu để kiểm nghiệm xem những thực phẩm đã sử dụng có an toàn hay không”.
|
Miếng thịt lúc nhúc dòi được công nhân ghi lại |
Ngoài ra công ty không có hệ thống phòng chống ruồi, nhặng, bồn rửa tay sơ sài, thiếu và không có xà bông...
Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm đình chỉ hoạt động đối với bếp ăn của công ty ForViet và quyết định xử phạt hành chính 24,5 triệu đồng đối với công ty này.
Trước đó trong bữa trưa tập thể ngày 18/7, công nhân của công ty may ForViet phát hiện nhiều dòi bò ra từ miếng thịt nên dùng điện thoại quay lại, phản ánh với ban lãnh đạo công ty.
Sau đó, lãnh đạo và công đoàn công ty đã trực tiếp xuống bếp ăn kiểm tra, xác nhận có dòi trong miếng thịt và giải thích có thể do nhặng bu vào miếng thịt, chết rồi tạo ra.
Không đồng tình với lời giải thích này, hàng trăm công nhân công ty ForViet đã đồng loạt nghỉ việc. Công ty sau đó đã mua bánh mì, sữa về cho công nhân bỏ bữa và hứa sẽ làm rõ.
Sau hơn 3 giờ thuyết phục, chiều cùng ngày, công nhân đã quay trở lại làm việc
M.Anh
" alt="Bữa ăn lúc nhúc dòi của công nhân may mặc ForViet"/>
Bữa ăn lúc nhúc dòi của công nhân may mặc ForViet