Thực tế, số bệnh nhân đột quỵ vào Trung tâm tăng qua các năm. Năm 2023, các bác sĩ tiếp nhận 13.228 người, tăng hơn 2.000 ca so với năm trước đó, khoảng 8% là người trẻ. Trung bình mỗi ngày, nơi này tiếp nhận 50-55 bệnh nhân, ngày cao điểm đến 60 bệnh nhân. Đầu năm nay, Bệnh viện Bạch Mai phải mở rộng giường điều trị đột quỵ để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.
Bộ Y tế thống kê Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ. Tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới nhiều gấp 4 lần nữ.
Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Phong việt. |
Mà đi hỏi tất cả những câu hỏi ấy, rốt cuộc vẫn chỉ là tìm thấy một sự so sánh ngấm ngầm từ chính bên trong mình. Nếu mình ổn hơn họ thì vui- có khi ra mặt. Nếu mình không bằng họ thì một mặt lời nói chia vui, mặt khác lại đi hành hạ nội tâm bản thân về chuyện sao ai cũng có thể giỏi giang, ngoại trừ mình!
Khái niệm sống cho người khác, không chỉ quy vào những mối quan hệ kiểu gia đình, người thân… Đặc biệt là những trường hợp cha mẹ muốn con cái thực hiện ước mơ dở dang của đời mình. “Sống cho người khác” còn là việc chúng ta luôn chọn hệ quy chiếu của người khác để đặt vào cuộc đời mình.
Bạn sẽ không bao giờ biết những thành quả mà người khác có được ngày hôm nay đã phải đánh đổi bao nhiêu tâm sức và thời gian, bao nhiêu mồ hôi lẫn nước mắt.
Trong khi bạn có một giấc ngủ ngon từ 10h tối đến tận 6h sáng. Trong khi bạn gác chân uống một ly café, một ly vang trong tiếng nhạc êm dịu của những tối nhìn ra phố đông lập lòe ánh điện. Trong khi bạn miệt mài với ánh sáng của chiếc smartphone hay màn hình ipad để xem phim hay tán ngẫu. Trong khi bạn mắng chửi cả cuộc đời này…. Thì đâu đó, có rất nhiều những con người cần mẫn, chăm chỉ và tận tụy với việc thay đổi bản thân qua từng cuốn sách, bài toán, kế hoạch và cả việc làm cách nào để sống tốt hơn.
Chúng ta sống có vui không? Nếu một lúc nào đó bạn biết đặt ra câu hỏi này, thì câu trả lời dễ dàng tìm thấy nhất, chắc là - Chúng ta không vui nhưng chúng ta an toàn!
Thật sự là phần lớn chúng ta không vui. Chúng ta học cách nép mình ở đâu đó bên cạnh cuộc đời, kiểu có những ngày yêu điên cuồng nhưng cũng có những ngày hận đến tận xương tủy. Chúng ta học cách tặc lưỡi từ bé nhưng trong thâm tâm vẫn giữ lại mọi thứ như một mũi kim đâm, không rỉ máu nhưng cứ ngấm ngầm đau.
Thế nên, đó hoàn toàn không phải là cảm giác hài lòng, cũng chẳng phải là sự lạc quan của một người trưởng thành. Gọi đúng tên bản chất của nó là sự cam chịu.
Suy cho cùng vẫn là chúng ta không đủ giỏi, không đủ mạnh mẽ, không đủ tự tin nên chúng ta cam chịu.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng- Nếu chúng ta làm việc không vui, yêu một ai đó không vui, đi đâu đó không vui… Vậy chúng ta sống để làm gì?
Nhất là chúng ta đang cố gắng cười rất nhiều trong lúc chúng ta đang bước đi…
Sau 8 tập thơ trải lòng mình với độc giả và xây dựng được thương hiệu nhà thơ bestseller hiếm hoi trên thị trường xuất bản Việt Nam, Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt tản văn "Chúng ta sống có vui không?". Với tác phẩm này, anh đưa đến một luồng gió mới với những câu chuyện về cuộc sống, công việc, cách đối diện với những biến cố, mất mát trong cuộc sống, những gấp khúc của một gia đình… Được sự đồng ý của Nguyễn Phong Việt, VietNamNet xin trích đăng một số bài viết của anh trong tản văn này." alt=""/>Chúng ta sống có vui không?Ở triển lãm lần này, hai họa sĩ Lê Tuấn Anh và Trần Thanh Thục mang tới trên 40 bức tranh được sáng tác trong hai năm: 2015 – 2016.
Hai họa sĩ, hai phong cách hội họa khác nhau. Người thiên về tạo hình, mảng miếng trong những tác phẩm chất liệu tổng hợp; người tinh tế với nhiều chi tiết và đầy nữ tính trong những bức tranh cắt vải. Tuy nhiên, họ lại cùng gặp nhau ở một điểm: đó là tình yêu thiên nhiên, ngợi ca vẻ đẹp cuộc sống.
Với “Đồng dao mùa hạ”, công chúng có thể thấy một Trần Thanh Thục tỉ mỉ với những vụn vải để kết thành những tác phẩm lộng lẫy về vùng cao hay dịu dàng tôn vinh vẻ đẹp của làng quê, với cánh đồng, dòng sông, những lũy tre xanh, giếng làng; cũng có thể gặp một Lê Tuấn Anh gửi gắm những suy nghiệm về làng Việt, với “nhân vật chính” là đời cây sen lúc bừng nở lộng lẫy, khi lặng lẽ ẩn mình đầy tâm tư, trầm lắng.
Xem tranh của Trần Thanh Thục và Lê Tuấn Anh, dù là cắt vải hay dùng chất liệu tổng hợp, là cuộc trở về với thiên nhiên trong lành, ở đó có những giai điệu mùa hạ cất lên, thân thuộc và ám ảnh.
Đây là triển lãm chung lần thứ hai của hai họa sĩ – hai người bạn nghề lâu năm. Triển lãm chung đầu tiên mang tên “Mùa thu” được tổ chức năm 2014.
Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Triễn lãm mỹ thuật “Đồng dao mùa hạ” sẽ khai mạc vào lúc 17h ngày 23/5/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt và mở cửa tự do đến hết ngày 29/5/2016.
T.Lê
Giới DJ phẫn nộ vì bị bôi nhọ hình ảnh trên sóng truyền hình" alt=""/>Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của vùng cao vào hạ