当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs PSM Makassar, 15h30 ngày 16/8: Tiếp tục đớn đau 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Slaven Belupo Koprivnica vs HNK Sibenik, 23h00 ngày 11/4: Khách hồi sinh
![]() |
Ông Bùi Anh Tuấn sẽ nhận nhiệm vụ Vụ trưởng Vụ GD ĐH từ 1/1/2012 (Nguồn: K.O) |
![]() |
![]() |
Hơi ấm mùa đông. Ảnh: Phạm Trần |
Không thường thấy các hãng tin lớn cùng phối hợp sàng lọc một lượng lớn tài liệu công ty bị rò rỉ và đồng ý không công bố cho đến một ngày nhất định. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra.
Năm 2016, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế công bố hồ sơ tài chính trong một cuộc điều tra có tên Hồ sơ Panama, khám phá chi tiết về thiên đường thuế của giới thượng lưu toàn cầu. Năm 2013, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ các tài liệu tuyệt mật, mở đầu cơn bão truyền thông toàn cầu về cách Mỹ và các chính phủ khác theo dõi công dân và tổ chức.
Và hôm nay đến lượt Facebook. Theo The Information, hơn 12 tờ báo lớn sẽ đăng tải những bài báo dựa trên hàng ngàn tài liệu nội bộ Facebook do người tố giác, cựu nhân viên Frances Haugen cung cấp. Các tài liệu này là nền tảng cho loạt bài gần đây của Wall Street Journal, vạch trần nghiên cứu của Facebook về các sản phẩm độc hại cho người dùng hay Facebook chưa làm đủ cách để ngăn chặn nạn buôn người diễn ra trên các nền tảng, xóa bỏ nội dung nguy hiểm. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả.
Đúng như The Information dự đoán, ngày 22/10 (giờ địa phương), các hãng thông tấn lớn như New York Times, NBC News, The Washington Post, đồng loạt đăng bài về Facebook. Mạng xã hội đang đứng trước áp lực lớn khi cùng ngày, một người tố giác mới đã xuất hiện và nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC), cáo buộc Facebook ưu tiên lợi nhuận hơn là đấu tranh chống phát ngôn thù địch và tin giả.
Đơn kiện của cựu nhân viên nêu chi tiết các lãnh đạo Facebook thường xuyên từ chối thi hành quy định an toàn vì lo ngại khiến cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng minh nổi giận, hay ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trong một vụ việc, Tucker Bounds, quan chức truyền thông của Facebook, phủ nhận vai trò của hãng trong việc thao túng kết quả bầu cử Mỹ 2016. Ông này được cho là đã phát biểu: “Nó sẽ qua nhanh thôi. Vài nhà lập pháp sẽ tức giận, rồi vài tuần sau chuyển qua việc khác. Trong lúc đó, chúng ta vẫn in ra tiền và vẫn ổn”.
Trong khi đó, những bài báo mới trên New York Times, The Washington Post, NBC News chia sẻ cái nhìn sâu hơn vào việc phát tán tin sai sự thật và thuyết âm mưu trên Facebook, đặc biệt liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ 2020. Tài liệu chỉ ra nhân viên Facebook liên tục báo cáo lo ngại trước và sau cuộc bầu cử, khi ông Trump cố lật ngược chiến thắng của ông Joe Biden. Theo New York Times, một tuần sau cuộc bầu cử, một nhà khoa học dữ liệu Facebook nói với đồng nghiệp rằng 10% nội dung chính trị mà người Mỹ xem có nội dung tuyên bố bầu cử gian lận. Song khi báo cáo lên công ty, họ lại không xử lý hoặc gặp khó khăn khi xử lý vấn đề.
Tài liệu nội bộ còn chỉ ra các nhà nghiên cứu của Facebook phát hiện công cụ gợi ý thường đẩy người dùng đến với những hội nhóm cực đoan. Họ cũng nêu cảnh báo trong nội bộ nhưng bị làm ngơ.
Để phục vụ một nghiên cứu nội bộ, một nhà nghiên cứu Facebook mở tài khoản giả mạo “Carol Smith” kèm sở thích là Fox News, Donald Trump. Thí nghiệm cho thấy chỉ trong vòng 2 ngày, thuật toán Facebook đã gợi ý cho “Carol” gia nhập các nhóm Qanon, một tổ chức thuyết âm mưu Internet khét tiếng.
Các bài báo này được đăng tải trong bối cảnh Facebook đối diện áp lực lớn từ lập pháp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vụ kiện của các Tổng chưởng lý Mỹ, vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ. Nhà chức trách cho rằng những tiết lộ mới nhất của người tố giác nhấn mạnh nhu cầu bức thiết phải điều chỉnh nền tảng. Jessica J Gonzalez, đồng CEO tổ chức Free Press Action, nói: “Đã tới lúc Quốc hội và chính quyền ông Biden mở cuộc điều tra mô hình kinh doanh Facebook, vốn hưởng lợi từ phát tán tin thù địch và tin giả. Đã tới lúc buộc công ty chịu trách nhiệm cho nhiều tác hại đến nền dân chủ của chúng ta”.
Đáp trả cáo buộc của người tố giác, ông Bounds gọi nó là lời cáo buộc rỗng tuếch, còn phát ngôn viên Facebook Erin McPike chỉ trích bài báo trên The Washington Post vì “đặt ra tiền lệ xấu khi kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên nguồn tin duy nhất mà không có bất kỳ chứng thực rõ ràng nào”. Bà còn khẳng định nó đi ngược lại với truyền thống đưa tin sau khi phối hợp với các nguồn tin của The Washington Post.
Tuy nhiên, các bài báo phù hợp với những gì mà người khác đã chia sẻ về Facebook. Trong phiên làm chứng trước Quốc hội Mỹ vài tuần trước, bà Haugen khẳng định Facebook đã có thời điểm thay đổi thuật toán nhằm cải thiện độ an toàn và giảm nội dung phản cảm song đã không làm như vậy sau cuộc bầu cử Mỹ 2020. Theo bà Haugen, quyết định liên quan trực tiếp đến cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Đồi Capitol. Facebook cũng giải tán bộ phận Liêm chính dân sự (Civic Intergrity) sau cuộc bầu cử.
“Ngay khi bầu cử kết thúc, họ quay lưng lại hoặc thay đổi cài đặt về như trước để ưu tiên tăng trưởng thay vì an toàn. Nó giống như sự phản bội nền dân chủ đối với tôi”, bà Haugen nói.
Liên quan đến thay đổi thuật toán, cựu nhân viên Facebook nói thêm: “Facebook nhận ra nếu họ thay đổi thuật toán để an toàn hơn, mọi người sẽ dành ít thời gian hơn trên nền tảng, họ sẽ bấm vào ít quảng cáo hơn và Facebook sẽ kiếm được ít tiền hơn”.
Du Lam (Tổng hợp)
Chính sách quyền riêng tư của Apple khiến chi phí quảng cáo Facebook tăng mạnh, còn những người bán hàng qua mạng lao đao.
" alt="Hàng loạt báo lớn ‘tổng tấn công’ Facebook"/>Mới đây nhất, Thế Giới Di Động nhảy vào mở chuỗi TopZone chỉ chuyên bán hàng Apple. Nhà bán lẻ này khai trương 4 cửa hàng đầu tiên ở hai thành phố lớn nhất nước, sau đó có kế hoạch mở thêm tổng cộng 60 cửa hàng vào quý I/2022.
Đây là mô hình có sự hậu thuẫn của Apple, cho thấy hãng này thể hiện rõ mong muốn hiện diện rõ ràng hơn tại Việt Nam. TopZone của Thế Giới Di Động chính là các cửa hàng AAR (Apple Authorized Retailer - nhà bán lẻ được uỷ quyền) và APR (Apple Premium Retailer - nhà bán lẻ ở quy mô cao nhất).
Trước đây, các cửa hàng AAR thường gộp chung với các siêu thị bán lẻ hàng công nghệ của nhiều thương hiệu khác nhau. Chỉ riêng các cửa hàng APR mới được dựng riêng để bán đồ Apple, song số lượng cửa hàng dạng này chiếm rất ít tại Việt Nam, dễ thấy nhất là chuỗi F.Studio của FPT và một cửa hàng eDigi.
Tuy nhiên trong năm nay, Apple đã bắt tay với Thế Giới Di Động để ra các chuỗi APR, AAR có thương hiệu riêng, độc lập với nhà bán lẻ. Trước đó, một số cửa hàng ShopDunk cũng được làm theo mô hình này.
Không chỉ tăng sự hiện diện bằng các cửa hàng độc lập, Apple cũng gia tăng thêm nhà bán lẻ được uỷ quyền tại Việt Nam trong năm nay. Cụ thể, chuỗi Minh Tuấn Mobile mới đây chính thức gia nhập nhóm cửa hàng AAR chuyên bán hàng Apple chính hãng.
Năm ngoái, chuỗi hơn 30 cửa hàng Di Động Việt cũng nhận được chứng nhận từ hãng sản xuất iPhone để trở thành đại lý bán lẻ được uỷ quyền.
Hai chuỗi bán lẻ vừa nói ở trên cách đây vài năm cũng từng sống nhờ nguồn iPhone xách tay, tuy nhiên sau đó đã làm việc với Apple để trở thành nhà bán chính thức của hãng.
Việc những chuỗi quy mô vừa chuyển hẳn sang bán hàng chính hãng tác động không nhỏ đến thị trường iPhone xách tay. Động thái này một mặt khuyến khích khách hàng mua sản phẩm được phân phối chính thức, mặt khác cũng khiến các cửa hàng nhỏ lẻ thay đổi suy nghĩ trong việc chọn lựa nguồn hàng để phân phối.
Sự tác động nói trên, kết hợp với việc xuất hiên các mô hình cửa hàng APR, AAR mới khiến các cửa hàng nhỏ lẻ bán iPhone xách tay trở nên đơn độc hơn.
iPhone xách tay chịu tác động tứ bề
Song song với việc tăng cường sự hiện diện của các cửa hàng được uỷ quyền, Apple cũng mạnh tay với các mặt hàng iPhone đang bán tại Việt Nam không qua nhà phân phối chính thức.
Cụ thể, vào tháng 6 năm nay, hàng loạt gian hàng trên các sàn thương mại điện tử chuyên bán iPhone khoá mạng, iPhone không rõ nguồn gốc đều bị ẩn đi.
Trước đó, vào năm 2017, Apple cũng đã thuê luật sư gửi yêu cầu các cửa hàng điện thoại gỡ bỏ hình ảnh logo sử dụng trái phép, dễ khiến khách hàng nhầm tưởng các cửa hàng này do Apple uỷ quyền.
Tuy nhiên dấu mốc quan trọng tạo sự xoay chuyển ở thị trường xách tay là Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, trong đó có nội dung cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy giá trị hàng hóa nhập lậu; tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Nghị định này xuất hiện cách đây đúng 1 năm đã khiến nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại lớn e dè trong việc nhập hàng, đồng thời tạo nên làn sóng chuyển sang kinh doanh hàng chính hãng.
Ngoài những chiến lược nói trên, Apple cũng không quên thay đổi hành vi người dùng từ những điều thiết thực nhất. Nhận thấy thế mạnh của hàng xách tay là giá rẻ và có hàng sớm tại Việt Nam, hãng đã thay đổi điều này trong hai năm gần đây.
Năm nay, dòng iPhone 13 chính thức mở bán trong nước vào ngày 22/10, chỉ chưa đầy một tháng sau khi mở bán ở các thị trường phát triển. Năm ngoái, chênh lệch thời gian là hai tháng. Trước đây, khoảng thời gian chờ có thể lâu hơn, tạo điều kiện cho các cửa hàng xách tay nhập hàng về bán.
Cùng với đó, chính sách giá cũng được điều chỉnh. iPhone chính hãng từ thế hệ 12 đã có nhiều model rẻ hơn giá xách tay. Năm nay, dòng iPhone 13 phân phối chính thức cũng rẻ hơn hàng xách tay vài triệu đồng tuỳ mẫu.
Đó là chưa kể, Covid-19 khiến hệ thống giao vận gặp vấn đề. Những bên kinh doanh hàng xách tay không được hậu thuẫn chính thống nên khó khăn trong khâu nhập hàng, khiến hàng hoá khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Những lý do chủ quan và khách quan nói trên cho thấy sự thu hẹp dần của thị trường iPhone xách tay tại Việt Nam. Trong thời gian tới, chắc chắn nhóm cửa hàng bán đồ xách tay sẽ càng thưa thớt dần do người dùng đã hình thành thói quen mua hàng chính hãng.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động nhảy vào mở chuỗi TopZone chỉ bán hàng Apple, một hướng đi tiềm năng nhưng không mới mẻ.
" alt="Apple quyết tâm thu hẹp thị trường iPhone xách tay tại Việt Nam"/>Apple quyết tâm thu hẹp thị trường iPhone xách tay tại Việt Nam